Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 7/2021?
Tháng 7 đánh dấu sự tăng lãi suất trở lại tại một số ngân hàng, trong đó có các ngân hàng như Vietcombank, Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Quốc dân (NCB), VPBank, SHB… Khảo sát lãi suất tại 30 ngân hàng trong nước, mức lãi suất cao nhất đang được áp dụng tại các ngân hàng dao động trong khoảng từ 5,5%/năm đến 8,2%/năm.
Hiện Ngân hàng Phương Đông (OCB) vẫn duy trì lãi suất cao nhất là 8,2%/năm, tiếp tục đứng đầu trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên điều kiện để được hưởng mức lãi suất này là khách hàng cần có khoản tiền gửi tối thiểu 500 tỷ đồng và gửi tại kỳ hạn 13 tháng với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ.
Theo sau ở vị trí thứ hai là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) với mức lãi suất tiết kiệm cao nhất ghi nhận được là 7,4%/năm triển khai tại kỳ hạn . Ngân hàng cũng quy định điều kiện nhận được mức lãi suất này là khoản tiết kiệm phải có số dư từ 30 tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp số tiền nhỏ hơn mức quy định, khách hàng chỉ được hưởng lãi suất là 6,6%/năm tại kỳ hạn 13 tháng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục đứng tại vị trí thứ ba với lãi suất ngân hàng không đổi 7,1%/năm. Mức lãi suất này được niêm yết tại kỳ hạn 12 tháng với số tiền gửi từ 200 tỷ đồng trở lên.
Bên cạnh đó, cũng có một số ngân hàng khác đang huy động vốn với lãi suất hấp dẫn như: MSB (7%/năm), LienVietPostBank (6,99%/năm), HDBank (6,95%/năm)... Tuy nhiên khách hàng cũng cần lưu ý, để được hưởng mức lãi suất cao thì bạn cũng cần đáp ứng điều kiện về số tiền gửi tối thiểu theo quy định riêng của mỗi ngân hàng.
Xét trong nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước. Mức lãi suất tiền gửi cao nhất vẫn được giữ nguyên không đổi. BIDV, Agribank và VietinBank vẫn tiếp tục duy trì biểu lãi suất như trước, theo đó lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này cùng là 5,6%/năm.
Vietcombank trong tháng này có động thái tăng lãi suất tại nhiều kỳ hạn gửi. Tuy nhiên mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này vẫn ghi nhận được ở mức 5,5%/năm. Đồng thời đây cũng đang là mức lãi suất huy động thấp nhất trong số 30 ngân hàng được khảo sát.
So sánh lãi suất ngân hàng nào cao nhất trong tháng 7/2021
STT | Ngân hàng | LS cao nhất | Điều kiện |
1 | Ngân hàng OCB | 8,20% | 13 tháng, 500 tỷ đồng trở lên |
2 | ACB | 7,40% | 13 tháng, từ 30 tỷ trở lên |
3 | Techcombank | 7,10% | 12 tháng, 200 tỷ trở lên |
4 | MSB | 7,00% | 12 tháng, 13 tháng (200 tỷ trở lên) |
5 | LienVietPostBank | 6,99% | 13 tháng (từ 300 tỷ trở lên) và 60 tháng |
6 | HDBank | 6,95% | 13 tháng, 300 tỷ trở lên |
7 | MBBank | 6,90% | 24 tháng, từ 200 đến dưới 300 tỷ |
8 | Ngân hàng Việt Á | 6,90% | 15 - 36 tháng |
9 | SCB | 6,80% | 12-36 tháng |
10 | Kienlongbank | 6,75% | 18, 24,36 tháng |
11 | Ngân hàng Bắc Á | 6,70% | 15 - 36 tháng |
12 | Ngân hàng Bản Việt | 6,70% | 60 tháng |
13 | PVcomBank | 6,65% | 36 tháng |
14 | SeABank | 6,63% | 36 tháng, Từ 10 tỷ trở lên |
15 | VPBank | 6,60% | 24 tháng Từ 50 tỷ trở lên |
16 | OceanBank | 6,60% | 18, 24, 36 tháng |
17 | Ngân hàng Quốc dân (NCB) | 6,55% | 18 - 60 tháng |
18 | VietBank | 6,50% | 15 - 36 tháng |
19 | Saigonbank | 6,50% | 13 tháng |
20 | SHB | 6,40% | 36 tháng trở lên, từ 2 tỷ đến 500 tỷ |
21 | ABBank | 6,40% | 48 và 60 tháng |
22 | TPBank | 6,30% | 18, 36 tháng |
23 | Sacombank | 6,30% | 13 tháng, Từ 300 tỷ trở lên |
24 | Eximbank | 6,30% | 15 - 24 tháng |
25 | Ngân hàng Đông Á | 6,30% | 13 tháng |
26 | VIB | 6,20% | 24 và 36 tháng, từ 1 tỷ trở lên |
27 | Agribank | 5,60% | 12 tháng đến 24 tháng |
28 | VietinBank | 5,60% | Từ 12 tháng trở lên |
29 | BIDV | 5,60% | 12 - 36 tháng |
30 | Vietcombank | 5,50% | 12 tháng |
Nguồn: Ngọc Mai tổng hợp