|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế nhà nước là gì? Vai trò

12:13 | 25/10/2019
Chia sẻ
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
kinhte-nhanuoc

Hình minh hoạ (Nguồn: tapchikhxh)

Kinh tế nhà nước

Khái niệm

Kinh tế nhà nước tạm dịch sang tiếng Anh là State economy.

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. 

Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quĩ dự trữ quốc gia, các quĩ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế.

Vai trò

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò đó được thể hiện:

- Một là, doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt ở những ngành, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước, các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. 

Nó là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Hai là, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nó mở đường, hướng dẫn hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Ba là, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Nội dung đổi mới, phát triển

Để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cần tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với những nội dung chủ yếu sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả.

- Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá. 

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích. 

Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước. Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê các doanh nghiệp qui mô nhỏ, nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được. 

Sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên.

- Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quĩ đầu tư... trong đó nhà nước giữ cổ phần chi phối.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

Diệu Nhi

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.