|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là gì? Nhược điểm của kinh doanh chênh lệch giá

09:10 | 05/09/2019
Chia sẻ
Kinh doanh chênh lệch giá (tiếng Anh: Arbitrage) là một thuật ngữ quan trọng trong tài chính. Hoạt động này được thực hiện nhờ có sự chênh lệch giá ở hai thị trường, nhờ đó nhà đầu tư có thể thu được lợi mà không phải chịu rủi ro gì.
shutterstock_400386382

Hình minh hoạ. Nguồn: themerkle.com

Kinh doanh chênh lệch giá

Khái niệm

Kinh doanh chênh lệch giá trong tiếng Anh là Arbitrage.

Kinh doanh chênh lệch giá về cơ bản là mua chứng khoán ở một thị trường và đồng thời bán nó ở một thị trường khác với giá cao hơn, nhờ đó thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch tạm thời về giá. Đây được coi là lợi nhuận phi rủi ro cho nhà đầu tư hoặc người thực hiện giao dịch chứng khoán.

Trong trường chứng khoán, những người giao dịch thường cố gắng tận dụng tối đa các cơ hội chênh lệch giá. 

Một người có thể mua cổ phiếu trên một thị trường ngoại hối mà giá chưa được điều chỉnh trong khi tỉ giá hối đoái liên tục biến động. Do đó, giá của cổ phiếu trên thị trường ngoại hối bị định giá thấp so với giá trên sàn giao dịch trong nước và người đó có thể kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch này.

(Theo investopedia.com)

Ví dụ về kinh doanh chênh lệch giá

Nếu cổ phiếu của Công ty XYZ giao dịch ở mức giá 5 USD mỗi cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và một mức giá theo đồng Bảng tương đương 5,05 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán London. 

Một nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ mua cổ phiếu với giá 5 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và bán nó trên giá 5,05 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán London, thu lợi nhuận từ phần chênh lệch lệch là 0,05 USD cho mỗi cổ phiếu.

Nhược điểm của kinh doanh chênh lệch giá

Chỉ các nhà đầu tư tổ chức lớn và các quĩ phòng hộ mới có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Nhờ khả năng giao dịch với khối lượng cổ phiếu lớn, họ có thể bỏ túi hàng triệu đôla tiền lãi chênh lệch ngay cả khi chênh lệch giữa hai giá chứng khoán  là rất nhỏ.

Trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân thường không có khoản tiền lớn cần thiết để tận dụng các cơ hội chênh lệch giá và phí giao dịch sẽ lấy đi hầu hết mọi khoản lợi nhuận mà một cá nhân kinh doanh chênh lệch giá có thể nhận được. Các nhà đầu tư tổ chức không bị gánh nặng bởi những hạn chế tương tự.

Cơ hội cho kinh doanh chênh lệch giá trước đây thường do sự chậm trễ trong cập nhật giá cả trong giao dịch thời gian thực ở các thị trường khác nhau, nhưng công nghệ hiện đại đã làm giảm các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá.

(Theo: investinganswers.com)

Hằng Hà