|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

'Không có sự lựa chọn nào khác' (There is No Alternative - TINA) là gì? Ảnh hưởng của TINA

11:44 | 13/06/2020
Chia sẻ
"Không có sự lựa chọn nào khác" (tiếng Anh: There is No Alternative) thường được viết tắt là TINA, là cụm từ bắt nguồn từ nhà triết học Victoria Herbert Spencer và trở thành khẩu hiệu của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào những năm 1980.
'Không có sự lựa chọn nào khác' (There is No Alternative - TINA) là gì? Ảnh hưởng của TINA - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Twitter

'Không có sự lựa chọn nào khác' 

Khái niệm

"Không có sự lựa chọn nào khác" trong tiếng Anh là "There is No Alternative".

"Không có sự lựa chọn nào khác", thường được viết tắt là TINA, là cụm từ bắt nguồn từ nhà triết học Victoria Herbert Spencer và trở thành khẩu hiệu của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào những năm 1980. Ngày nay, nó thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư để nói về sự phân bổ danh mục đầu tư kém lí tưởng, thường là cổ phiếu. Tình trạng này và các quyết định tiếp theo của các nhà đầu tư có thể dẫn đến Hiệu ứng TINA, theo đó cổ phiếu chỉ tăng bởi vì các nhà đầu tư không có sự thay thế khả thi nào cả.

Nguồn gốc của TINA

Herbert Spencer (1820-1903), là một nhà trí thức người Anh bảo vệ mạnh mẽ chủ nghĩa tự do cổ điển. Ông tin vào chính phủ tự do về mặt kinh tế và chủ nghĩa thực chứng - khả năng tiến bộ của công nghệ và xã hội để giải quyết các vấn đề của xã hội. Ông cũng cho rằng Thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin nên áp dụng cho tương tác giữa người với người. Đối với những người chỉ trích chủ nghĩa tư bản, thị trường tự do và dân chủ, ông thường xuyên trả lời họ: 'Không có sự lựa chọn nào khác'.

Ảnh hưởng của TINA đối với chính trị

Margaret Thatcher, một người thuộc phe bảo thủ, từng là thủ tướng của Anh từ năm 1979 đến năm 1990. Bà đã sử dụng cụm từ này theo cách tương tự như Spencer khi trả lời các nhà phê bình về các chính sách định hướng thị trường, tập trung chính trị, cắt giảm chi tiêu và đảo ngược phúc lợi. Các lựa chọn thay thế cho chính sách này rất nhiều, từ các chính sách được lực lượng lao động ủng hộ cho đến các chính sách tại Liên Xô. Tuy nhiên đối với Thatcher, chủ nghĩa thị trường cổ điển tự do mới là không thể thay thế.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhà khoa học chính trị người Mỹ - ông Francis Fukuyama, lập luận rằng quan điểm này đã được minh oan. Với việc chủ nghĩa cộng sản mất đi sự tín nhiệm, ông viết rằng không một hệ tư tưởng nào có thể cạnh tranh nghiêm túc với chủ nghĩa tư bản và dân chủ một lần nữa. 'Sự kết thúc của lịch sử' mà Marx hứa đã đến, mặc dù ở một hình thức khác.

Ảnh hưởng của TINA đến sự đầu tư

Một cách sử dụng khác nữa của Hiệu ứng TINA đã được kiểm nghiệm bởi các nhà đầu tư trong những năm gần đây. Cụm từ này bây giờ được chỉ đến việc thiếu các lựa chọn thay thế thích hợp cho một khoản đầu tư. Ví dụ, khi xu hướng tăng kéo dài, các nhà đầu tư có thể lo ngại về khả năng đảo ngược giá và họ sẽ không sẵn sàng phân bổ nhiều danh mục đầu tư của họ vào cổ phiếu nữa.

Mặt khác, nếu trái phiếu mang lại lợi nhuận thấp và tài sản thanh khoản kém thì nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu bất chấp sự lo ngại của họ về nó, thay vì qui thành tiền mặt. Nếu có đủ nhà đầu tư có cùng suy nghĩ, thị trường có thể sẽ phải trải qua Hiệu ứng TINA. Trong đó thị trường liên tục tăng do không có lựa chọn nào khác để tăng vốn.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.