Không chỉ Huawei, hơn 140 thực thể Trung Quốc đang trong 'danh sách đen' của Mỹ
Các khách hàng ghé qua một cửa hàng của Huawei ở Bắc Kinh - Ảnh: AP
Giữa tháng 5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Huawei Technologies vào danh sách đen thương mại, theo đó cấm tập đoàn này mua các phần cứng, phần mềm và dịch vụ từ các nhà cung cấp công nghệ của Mỹ.
Danh sách đen này có tên gọi chính thức là "Danh sách thực thể" (Entity List). Những cá nhân và tổ chức bị liệt vào danh sách này là vì được cho đã tham gia hoặc có khả năng cao tham gia vào các hoạt động gây đe dọa cho an ninh quốc gia hay các lợi ích về chính sách ngoại giao của Mỹ.
Vậy ngoài Huawei, có bao nhiêu "đồng hương" của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này nằm trong "Danh sách thực thể"?
Báo South China Morning Post ngày 30-5 cho biết hiện có tổng cộng 143 thực thể của Trung Quốc đại lục bị liệt vào danh sách đen thương mại của Mỹ. Con số này được tính toán dựa trên một tài liệu dài 281 trang được quản lý bởi Cục Công nghiệp và an ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ.
Tuy nhiên, số thực thể của Trung Quốc hiện còn thua xa của Nga, với 317 thực thể nằm trong danh sách đen thương mại của Mỹ.
Danh sách đen này được xem xét và sửa lại liên tục bởi BIS. Chẳng hạn, trong trường hợp của Huawei, hôm 16-5, BIS đã thêm tập đoàn có trụ sở ở thành phố Thâm Quyến này cùng 68 chi nhánh vào danh sách.
Trường đại học Công nghệ quốc phòng (NUDT) ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc - Ảnh: TÂN HOA XÃ
Các tổ chức và cá nhân nằm trong "Danh sách thực thể" được yêu cầu phải xin giấy phép từ BIS trước khi xuất khẩu hay vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào đang chịu lệnh hạn chế thương mại. Tuy nhiên, đơn xin giấy phép trong các trường hợp như thế này hầu hết bị bác bỏ.
Hầu hết các thực thể Trung Quốc xuất hiện trên danh sách đen thương mại của Mỹ có liên quan tới các lĩnh vực như điện tử, hàng không, chất bán dẫn, kỹ thuật và những nguyên liệu được dùng cho linh kiện công nghệ cao.
Những cái tên nổi bật trong danh sách này có Viện thiết bị kiểm soát tự động hóa Bắc Kinh (BACEI), Viện nghiên cứu công nghệ sản xuất hàng không Bắc Kinh (BAMTRI), Viện cơ giới động lực Bắc Kinh (BPMI), Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động lực học Trung Quốc (CARDC), và Tập đoàn khoa kỹ điện tử Trung Quốc (CETGC).
Nhiều nhà phân phối linh kiện công nghệ cao cũng nằm trong danh sách này, trong đó có Tenco Technology Co, Avin Electronics Technology, và Multi-Mart Electronics Technology.
Trong khi đó, các học viện lớn của Trung Quốc cũng góp mặt trong "Danh sách thực thể", gồm Đại học hàng không Bắc Kinh (BUAA), Đại học Trung Sơn (SYSU), Đại học công nghệ quốc phòng quốc gia (NUDT), Đại học công nghiệp Tây Bắc (NPU), Đại học Tứ Xuyên (SCU), và Đại học khoa học và kỹ thuật điện tử Trung Quốc (UESTC).
Các thực thể Trung Quốc nằm trong danh sách đen thương mại không giới hạn khu vực, từ Bắc Kinh, Thâm Quyến cho tới Sơn Đông, khu tự trị Nội Mông.
Số thực thể Trung Quốc nằm trong danh sách này có thể tăng lên trong bối cảnh một số nguồn tin tiết lộ Washington đang cân nhắc vào thêm một số công ty công nghệ của Trung Quốc như Hikvision, Dahua Technology, Megvii, Meiya Pico và iFlytek.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/