|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Khan hiếm khẩu trang tại Nhật Bản

11:55 | 12/06/2020
Chia sẻ
Do tình hình dịch COVID-19 kéo dài, nhu cầu về khẩu trang tại Nhật Bản vẫn chưa được đáp ứng đủ, dù có tăng lượng sản xuất trong nước và mở lại việc nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 600 triệu khẩu trang vào tháng 3.
Khan hiếm khẩu trang tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: abc.net)

1. Giải quyết tình trạng thiếu khẩu trang tại Nhật Bản

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã xảy ra tình trạng khan hiếm khẩu trang tại Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã có yêu cầu tăng lượng sản xuất khẩu trang trong nước và xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư mới thiết bị để sản xuất khẩu trang. 

Tuy nhiên, nhu cầu trong nước vẫn chưa được đáp ứng đủ, dù có tăng lượng sản xuất trong nước và mở lại việc nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 600 triệu khẩu trang vào tháng ba.

Đặc điểm vào tháng ba là cao điểm của mùa phấn hoa, với số lượng cần thiết vào khoảng 550 triệu chiếc. Chính phủ đã cam kết sẽ cung cấp thêm 100 triệu chiếc để đến tháng 4 sẽ có khoảng 700 triệu chiếc.

Theo trao đổi với người phụ trách của Bộ Y tế Nhật Bản, số lượng khẩu trang sẽ ưu tiên cung cấp tới các cơ sở y tế, nhà dưỡng lão, cơ sở giao thông công cộng,…   

2. Tình hình nhập khẩu khẩu trang của Nhật Bản

Hiện tại, lượng khẩu trang trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, tỉ lệ vào khoảng 80%. Chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bảng số liệu nhập khẩu và tỉ lệ sản xuất trong nước

(Nguồn: Hiệp hội công nghiệp nguyên liệu vệ sinh Nhật Bản)

Năm

Sản xuất trong nước

Lượng nhập khẩu

Tỉ lệ

2014

581 triệu

3.369 triệu 

85,3%

2015 

968 triệu

3.925 triệu

80,2%

2016

1.029 triệu

3.882 triệu

79,0%

2017

944 triệu

4.355 triệu

82,2%

2018

1.111 triệu

4.427 triệu

79,9%

Bảng số lượng và thị phần nhập khẩu khẩu trang không dệt (năm 2019)

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu kinh tế, công nghiệp Nhật Bản)

Nước Nhập khẩu

Kim ngạch

Thị phần

Trung Quốc

103 tỉ 900 triệu Yên

77,0%

Việt Nam

9 tỉ 900 triệu Yên

7,3%

Hàn Quốc

3 tỉ 700 triệu Yên

2,8%

Mỹ

3 tỉ 700 triệu Yên

2,7%

Đài Loan

3 tỉ 700 triệu Yên

2,7%

Indonesia

2 tỉ 200 triệu Yên

1,6%

Cambodia

1 tỉ 500 triệu yên

1,1%

Thái Lan

1 tỉ 300 triệu Yên

1,0%

Mexico

700 triệu Yên

0,5%

Philippines

600 triệu Yên

0,5%


Theo thông tin trên cho thấy nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm áp đảo.

Bảng số liệu về thị phần xuất khẩu khẩu trang trên thế giới

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu kinh tế, công nghiệp Nhật Bản)

TT

Quốc gia

Thị phần xuất khẩu

1

Trung Quốc

43,0%

2

Đức

7,2%

3

Mỹ

5,7%

4

Việt Nam

4,6%

5

Mexico

4,4%

6

Ấn độ

4,0%

7

Hà Lan

2,6%

8

Moroco

1,9%

9

Ba Lan

1,9%

10

Pháp

1,9%

11

Anh

1,5%

12

Rumani

1,4%

13

Hong Kong

1,4%

14

Bỉ

1,2%

15

Canada

1,2%

16

Đài Loan

1,1%

17

Nhật Bản

1,0%

18

Thổ nhĩ Kỳ

0,9%

19

Hàn Quốc

0,9%

20

Italya

0,9%

3. Trung quốc chiếm lĩnh thị trường khẩu trang

Lượng xuất khẩu ra thế giới vào khoảng 119 tỉ 400 triệu USD, thì Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất chiếm khoảng 40% thị phần, tiếp theo là Đức và Mỹ. Nhật Bản xuất khẩu chỉ có 1% (bao gồm cả khẩu trang vải).

Vì thế trong tình trạng thiếu hụt khẩu trang trên thế giới, Trung Quốc đã tăng cường sản xuất với số lượng lớn, tính riêng khoảng thời gian từ 1/3 tới 4/4 Trung Quốc đã xuất khẩu 3 tỉ 800 triệu 6 nghìn chiếc. Số lượng tăng gấp 10 lần so với trước đây. 

Tại Nhật Bản với việc tăng cường sản xuất cộng với nhập khẩu sẽ giải quyết được vấn đề thiếu khẩu trang hiện nay.

Do nhu cầu khẩu trang trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cao, việc thiếu khẩu trang còn tiếp diễn. Khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa giọt bắn nên khi ra đường nên đeo khẩu trang. 

Hiện nay, về mặt y tế chưa có kết luận về hiệu quả khẩu trang, nhưng cũng nên lưu ý tính cần thiết của việc đeo khẩu trang khi mà các nước Âu, Mỹ không có thói quen đeo khẩu trang đã có tình trạng dịch bệnh bùng phát mạnh. 

Do tình hình nhập khẩu khẩu trang của Nhật Bản vẫn vào khoảng 80%, do vậy vẫn phải đảm bảo dự trữ khẩu trang khi rơi vào tình trạng khó khăn. 

Nhật Bản sẽ phải có những chính sách tăng lượng tích trữ để dự phòng, ngoài ra để đảm bảo nguồn dự phòng trong lĩnh vực y tế, nguy cơ rủi ro trong việc hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản vẫn cần thiết duy trì và nâng sản xuất khẩu trang trong nước.

 

Phùng Nguyệt