|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhật Bản nới lỏng việc giám sát thông tin trên nhãn mác sản phẩm

17:09 | 13/05/2020
Chia sẻ
Mục đích của việc nới lỏng việc giám sát thông tin trên nhãn mác sản phẩm, nhằm đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng Nhật Bản trong điều kiện gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch bệnh COVID-19.

Ngày 10/4, cơ quan các vấn đề người tiêu dùng của Nhật (CAA) cùng với Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF) và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) đã thông báo tạm thời nới lỏng việc giám sát chặt chẽ các thông tin không quan trọng được ghi trên nhãn thực phẩm.

Mục đích của việc này nhằm đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng Nhật Bản trong điều kiện gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch bệnh COVID-19.

Nới lỏng việc giám sát thông tin trên nhãn mác sản phẩm tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Thông tin không quan trọng bao gồm danh sách thành phần, xuất xứ và dinh dưỡng. CAA cũng yêu cầu nhà chế biến thực phẩm, phải thông báo những thay đổi thông tin không quan trọng trên nhãn tại các cửa hàng bán lẻ, thông cáo báo chí, thông báo trên website và các phương diện sẵn có khác.

CAA sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc ghi nhãn các thông tin quan trọng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, như ghi nhãn về thông tin gây dự ứng, ngày hết hạn và các yêu cầu về giữ nhiệt độ ấm. CAA không cho biết biện pháp tạm thời này diễn ra trong bao lâu. 

Đồng thời, CAA nhấn mạnh họ sẽ có các biện pháp mạnh với những nhà chế biến thực phẩm lợi dụng biện pháp này, vi phạm các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm để đánh lừa người tiêu dùng.

Ngày 17/4, cơ quan các vấn đề người tiêu dùng của Nhật Bản đã khởi xướng lấy ý kiến cộng đồng về đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn dán nhãn thực phẩm (pháp lệnh văn phòng nội các 2015). 

Hiện tại, tiêu chuẩn dán nhãn thực phẩm đang có sự phân biệt giữa: chất làm ngọt tự nhiên, chất làm ngọt nhân tạo và chất làm ngọt tổng hợp; chất tạo màu tự nhiên và chất tạo màu tổng hợp; chất bảo quản tự nhiên và chất bảo quản tổng hợp; chất tạo hương vị tự nhiên và hương vị tổng hợp.

CAA đã đề xuất bỏ từ “nhân tạo” và “tổng hợp” ra khỏi các yêu cầu về nhãn nhằm tránh người tiêu dùng hiểu lầm chất này an toàn hơn chất kia. Sau khi sửa đổi, tất cả các nhãn thực phẩm sẽ chỉ sử dụng các từ “chất làm ngọt”, “chất tạo màu”, “chất tạo màu”, “chất bảo quản” và “chất tạo hương vị”.

Phùng Nguyệt

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.