|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vietnam Information Security Association - VNISA) là gì?

20:20 | 18/11/2019
Chia sẻ
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Information Security Association - VNISA) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin.
vnisa

Hình minh họa (Nguồn: whitehat.vn)

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam

Khái niệm

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam trong tiếng Anh được gọi là: Vietnam Information Security Association - VNISA.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện phi lợi nhuận của:

Những cá nhân, tổ chức làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng và phát triển an toàn thông tin (ATTT); 

Những người có quan tâm, có đóng góp, tạo điều kiện cho sự nghiệp khoa học công nghệ và phát triển các ứng dụng trong lĩnh vực ATTT theo nhu cầu cuộc sống và định hướng chiến lược về ATTT của nhà nước Việt Nam.

Mục đích

a) Tập hợp, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên của hiệp hội nâng cao kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ATTT.

b) Tổ chức, hướng dẫn hội viên thực hiện các chủ trương đường lối của nhà nước trong việc ứng dụng và phát triển kĩ thuật, công nghệ, ATTT.

c) Hiệp hội là cầu nối giữa hội viên của hiệp hội với các cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực hiệp hội hoạt động.

d) Đề xuất, kiến nghị với  cơ quan quản lí nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển ngành.

e) Tư vấn và đào tạo cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về các giải pháp và ứng dụng trong lĩnh vực ATTT và nâng cao nhận thức xã hội về ATTT.

Nhiệm vụ chính của Hiệp hội

1. Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và ứng dụng kĩ thuật, công nghệ ATTT bằng nhiều hình thức khác nhau như mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề, các câu lạc bộ an toàn thông tin từng lĩnh vực, tặng các giải thưởng ATTT.

2. Động viên hội viên luôn giữ gìn lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, phục vụ lợi ích của xã hội, phát huy tinh thần tích cực và khả năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển ứng dụng an toàn thông tin, đem những thành tựu của công nghệ ATTT phục vụ công cuộc xây dựng đất nước;

Đồng thời giúp đỡ, bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của các hội viên trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

3. Tổ chức và giúp đỡ các hoạt động liên kết kinh tế - khoa học và các ứng dụng ATTT góp phần giải quyết việc làm cho các hội viên.

4. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về ATTT trong hội viên và nhân dân. Khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời các thành tích hoạt động sáng tạo của hội viên.

5. Thực hiện chức năng tư vấn phản biện và giám định về ATTT theo yêu cầu, đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nước về những chủ trương, cơ chế chính sách, các dự án liên quan đến ATTT. Tư vấn, đánh giá công cụ, giải pháp ATTT.

6. Hợp tác với các hội hoạt động trong lĩnh vực ATTT ở nước ngoài về ATTT theo qui định của pháp luật. 

Khuyến khích và tạo điều kiện cho hội viên gặp gỡ, trao đổi và hợp tác với các tổ chức ATTT quốc tế. Tập hợp và động viên các chuyên gia ATTT Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, ứng dụng và kinh doanh dịch vụ về ATTT tại Việt Nam.

7. Liên hệ mật thiết với các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội khác để đề đạt ý kiến về chính sách xây dựng và phát triển lĩnh vực ATTT trong từng giai đoạn. 

Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án ứng dụng ATTT. Tham gia các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực ATTT khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

8. Phối hợp với cơ quan quản lí nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách quốc gia về ATTT khi có yêu cầu. 

Động viên tiềm lực tình nguyện của hiệp hội tham gia các hoạt động đảm bảo ATTT của quốc gia, hỗ trợ các cơ quan chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu, đặc biết trong các trường hợp khẩn cấp liên quan đến ATTT mà có ảnh hưởng lớn về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.

(Tài liệu tham khảo: Điều lệ Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam)

Tuyết Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.