|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

12:43 | 07/03/2020
Chia sẻ
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ được kí kết với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế cùng có lợi của hai nước. Đồng thời nhằm tạo ra, duy trì những điều kiện thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư một nước, tiến hành trên lãnh thổ của nước kia.
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa. Nguồn: LinkedIn)

Thông tin cơ bản về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

Thời gian kí kết: 3/7/1992.

Địa điểm kí kết: Bern, Thụy Sỹ.

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ được kí kết với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế cùng có lợi của hai nước. Đồng thời nhằm tạo ra và duy trì những điều kiện thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư một nước tiến hành trên lãnh thổ của nước kia.

Khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài sẽ tạo động lực to lớn, nhằm thúc đẩy sự phồn vinh về kinh tế của hai nước.

Chấp thuận và bảo hộ theo Hiệp định

Mỗi Bên kí kết sẽ khuyến khích việc đầu tư của các nhà đầu tư Bên kia trên lãnh thổ của mình, đồng thời sẽ chấp thuận việc đầu tư này theo luật pháp và qui định của Nước mình.

Khi một Bên kí kết chấp thuận việc đầu tư trên lãnh thổ Nước mình thì sẽ cấp các giấy phép cần thiết, liên quan đến việc đầu tư này và đến việc thực hiện các hợp đồng trợ giúp kĩ thuật, thương mại hoặc quản lí. 

Mỗi Bên kí kết sẽ cố gắng cung cấp các giấy phép cần thiết có liên quan tới những hoạt động của các cố vấn, hoặc các cá nhân khác được coi là có quốc tịch nước ngoài. 

Bảo hộ, đối xử theo Hiệp định

1. Mỗi Bên kí kết sẽ bảo hộ đầu tư của các nhà đầu tư Bên kia thực hiện trên lãnh thổ Nước mình, phù hợp với các đạo luật và qui định của Nước mình, bảo đảm sự đối xử đúng đắn và công bằng đối với những đầu tư đó. 

2. Sự đối xử cho nước còn lại không kém ưu đãi hơn so với sự đối xử dành cho những đầu tư của các nhà đầu tư bất kì nước thứ ba.

3. Sự đối xử tối huệ quốc sẽ không bao hàm các ưu đãi mà một Bên kí kết dành cho các nhà đầu tư của một nước thứ ba, do việc nước này tham gia hay liên kết vào một khu vực tự do thương mại, một liên minh thuế quan hay một thị trường chung. 

4. Không xâm hại đến luật pháp của mình về đầu tư nước ngoài có hiệu lực lúc vụ đầu tư được thực hiện và những điều kiện đầu tư theo luật pháp đó. Mỗi Bên kí kết sẽ không áp dụng những biện pháp có tính chất phân biệt đối xử đối với những đầu tư của các nhà đầu tư của Bên kia, cũng như đối với các xí nghiệp liên doanh có sự tham gia của các nhà đầu tư của hai Bên kí kết. 

Đặc biệt những biện pháp đó được hiểu là những hạn chế không thể biện minh, hoặc những cản trở liên quan đến việc tiếp cận các tư liệu sản xuất hay việc mua bán, chuyên chở, thương mại hoá sản phẩm và dịch vụ.

Tình hình đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

Các doanh nghiệp Thụy Sỹ tăng thêm vốn và góp vốn tại Việt Nam tính đến tháng 9/2019:

- Vốn đăng kí cấp mới 7,95 triệu USD cho 15 dự án cấp mới.

- Vốn đăng kí tăng thêm 3,2 triệu USD cho 2 dự án tăng vốn.

- Số lượt góp vốn, mua cổ phần 14 dự án, 42,39 triệu USD.

- Tổng vốn đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm và vốn góp tại Việt Nam 53,54 triệu USD.

Chi tiết về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

Phùng Nguyệt