|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Pháp

18:44 | 02/03/2020
Chia sẻ
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Pháp được kí kết với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Pháp, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giữa hai nước.
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Pháp - Ảnh 1.

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Pháp. (Ảnh minh họa. Nguồn: freepik)

Thông tin cơ bản về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Pháp

Thời gian kí kết: 26/5/1992.

Nơi kí kết: Paris.

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Pháp được kí kết với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Pháp, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giữa hai nước.

Việt Nam và Pháp tin tưởng rằng việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư giúp khuyến khích đầu tư vốn, chuyển giao kĩ thuật giữa hai nước, vì lợi ích phát triển kinh tế song phương.

Khuyến khích và bảo hộ đầu tư

Trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và các điều khoản của Hiệp định này, mỗi Bên kí kết chấp nhận và khuyến khích việc đầu tư của công dân, công ty của Bên kí kết kia trên lãnh thổ và trong các vùng biển của mình.

Mỗi Bên kí kết cam kết bảo đảm đối xử công bằng, thỏa đáng và phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đối với đầu tư của công dân, công ty của Bên kí kết kia trên lãnh thổ và trong các vùng biển của mình. Đồng thời bảo đảm cho việc thực hiện các quyền được thừa nhận trên đây không bị cản trở về luật pháp cũng như trên thực tế. 

Pháp sẽ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam

Với vị trí là một trong những nền kinh tế đầu tàu của EU, Pháp luôn là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. 

Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Pháp có 177 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng kí 2,2 tỉ USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt trên 1,1 tỉ USD, chiếm 50% tổng vốn đăng kí, cao hơn so với mức giải ngân trung bình của các dự án FDI tại Việt Nam (trung bình đạt 40%). 

Pháp đứng thứ 9 trên tổng số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ hai trong EU, chỉ sau Hà Lan. 

Các dự đầu tư của Pháp hiện có tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp. Trong đó, dịch vụ có 71 dự án, với tổng vốn đăng kí trên 1,1 tỉ USD, chiếm 40% về số dự án và 25% về vốn. 

Công nghiệp có 81 dự án, với tổng vốn đăng kí trên 830 triệu USD, chiếm 45% về dự án và 39% tổng vốn đầu tư; số còn lại đầu tư trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 

Các dự án đầu tư của Pháp vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức BOT, BT, BTO và hợp đồng hợp tác kinh doanh. 

Nhiều nhà đầu tư Pháp đang quan tâm đầu tư vào một số lĩnh vực như xây dựng, viễn thông, sản xuất thuốc, môi trường và dự án trồng, chế biến rau quả tại Đà Lạt.

Bên cạnh các dự án đầu tư trực tiếp, Pháp cũng là nước đứng đầu trong EU liên tục tăng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp (ODA) cho Việt Nam, với mức năm sau cao hơn năm trước. 

Hiện Pháp đã cấp cho Việt Nam tổng vốn trên 1,2 tỉ EUR để triển khai thực hiện trên 210 dự án ODA tại Việt Nam.

Chi tiết về Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Pháp

Phùng Nguyệt

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.