|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Pháp

03:53 | 28/02/2020
Chia sẻ
Việt Nam và Pháp mong muốn kí kết một hiệp định nhằm tránh việc đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thuế thu nhập và thuế tài sản.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Pháp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Skyticket)

Thông tin cơ bản về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Pháp

Thời gian kí kết: 10/2/1993.

Nơi kí kết: Hà Nội, Việt Nam.

Việt Nam và Pháp mong muốn kí kết một Hiệp định nhằm tránh việc đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thuế thu nhập và thuế tài sản.

Phạm vi đối tượng áp dụng

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Pháp được áp dụng cho những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước kí kết.

Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định 

1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước kí kết hoặc chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập và vào tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.

2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, tổng tài sản, hoặc những phần nào đó của thu nhập hoặc của tài sản, bao gồm các khoản thuế đối với lợi nhuận từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do xí nghiệp trả cũng như các khoản thuế đánh vào trị giá tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.

3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:

Tại Việt Nam

- Thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế lợi tức.

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

- Thuế thu nhập đối với các nhà thầu nước ngoài.

- Thuế thu nhập đối với các nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.

- Các khoản lệ phí mang tính chất thuế thu vào tài sản.

Tại Pháp

- Thuế thu nhập.

- Thuế công ty.

- Thuế thu trên tài sản.

4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế trên được ban hành sau ngày kí kết Hiệp định để bổ sung hoặc thay thế thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước kí kết thông báo cho nhau biết một cách nhanh nhất có thể những thay đổi quan trọng trong luật thuế của từng Nước. 

 Các thủ tục thỏa thuận song phương 

1. Trường hợp một đối tượng của một Nước kí kết nhận thấy rằng việc giải quyết, xử lí của cơ quan có thẩm quyền tại một hay cả hai Nước kí kết, làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng nội dung Hiệp định này, lúc đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với cơ quan có thẩm quyền của Nước kí kết nơi đối tượng đó đang cư trú, mặc dù trong luật pháp quốc gia của các Nước kí kết đã qui định những chế độ xử lí khiếu nại.

Trường hợp như trên phải được gửi tới cơ quan có thẩm quyền trong vòng 3 năm, kể từ khi có thông báo xử lí đầu tiên dẫn đến khoản thuế phải nộp không đúng theo qui định của Hiệp định này. 

2. Nếu trong trường hợp khiếu nại là hợp lí và bản thân cơ quan có thẩm quyền không thể đi đến một giải pháp thỏa đáng, thì cơ quan này cần phối hợp với cơ quan tại Nước kí kết kia để cùng giải quyết trường hợp khiếu nại, nhằm mục đích tránh đánh thuế không phù hợp với nội dung của Hiệp định này. Giải pháp đạt được như trên sẽ được thực hiện không phụ thuộc vào những hạn định thời gian ghi trong luật pháp quốc gia của từng Nước kí kết. 

3. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước kí kết sẽ cố gắng cùng giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng Hiệp định này. Các nhà chức trách có thẩm quyền có thể bàn bạc thống nhất với nhau, nhằm tránh việc đánh thuế hai lần trong những trường hợp không nêu trong Hiệp định này. 

4. Có thể trực tiếp thông báo cho nhau đối với các nhà chức trách có thẩm quyền, nhằm mục đích đạt được thỏa thuận như đã được nêu tại các khoản trên. 

5. Các nhà chức trách có thể thể điều chỉnh thủ tục áp dụng của Hiệp định, đặc biệt là đối với những thủ tục mà những đối tượng cư trú của một Nước phải hoàn thành, nhằm nhận được ở Nước kia những miễn giảm và ưu đãi về thuế được qui định trong Hiệp định.

Chi tiết về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Pháp

Phùng Nguyệt