|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Grab sẽ mua lại Uber Đông Nam Á?

19:59 | 23/01/2018
Chia sẻ
Softbank yêu cầu Uber tập trung cho thị trường Mỹ và các nước châu Âu.
grab se mua lai uber dong nam a Uber sẽ rời khỏi Việt Nam, theo 'lệnh' của nhà đầu tư lớn nhất SoftBank?
grab se mua lai uber dong nam a Uber điều thêm 'tướng' cho thị trường Việt Nam

Grab đang đàm phán để mua lại bộ phận kinh doanh ở Đông Nam Á của Uber khi công ty gọi xe của Singapore muốn gia tăng vị thế trong lĩnh vực gọi xe đang phát triển nhanh chóng tại khu vực, theo những người am hiểu về việc này.

grab se mua lai uber dong nam a
Nguồn ảnh: Kr Asia

Uber đã chuyển giao hoạt động của của mình tại Trung Quốc sang cho Didi Chuxing vào năm 2016 để kết thúc cuộc chiến tốn kém với Didi và củng cố nguồn lực để cạnh tranh ở thị trường Đông Nam Á đang phát triển. Là thị trường Internet lớn thứ 4 trên thế giới, số lượng người tiêu dùng trẻ và có thu nhập cao của khu vực Đông Nam Á đang ngày một tăng lên.

Với sự triển vọng tươi sáng của ngành kinh doanh dịch vụ gọi xe, nguồn vốn dồi dào, các hãng địa phương đã tạo ra thách thức lớn cho Uber khi dịch vụ gọi xe của Mỹ tấn công vào thị trường sân nhà của họ, bao gồm Go-Jek ở Indonesia và Grab ở các nước Đông Nam Á khác.

Đáp ứng nhu cầu địa phương

Vào năm ngoái, Grab tuyên bố rằng hãng này đã chiếm được thị phần 95% thị phần của dịch vụ gọi xe bên thứ 3 và 71% thị trường dịch vụ gọi xe cá nhân. Dịch vụ gọi xe của Singapore cũng cho biết đã hoàn thành 1 tỷ lượt đi ở Đông Nam Á.

Uber đã không công bố thị phần của mình ở Đông Nam Á, nhưng hãng từng cho biết đạt vượt qua một mốc 5 tỷ chuyến đi vào tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, công ty, có mặt tại hơn 80 quốc gia, đã không cung cấp con số chi tiết tại các quốc gia.

Khởi nghiệp tại Malaysia, Grab hiện cung cấp dịch vụ tại hơn 160 thành phố trên khắp các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar và Campuchia, trong khi Uber hoạt động chỉ trong khoảng 60 thành phố ở Đông Nam Á.

Bước nhảy vọt của Grab một phần do công ty này am hiểu và nhanh nhạy hơn đối với nhu cầu của địa phương.

Ví dụ, Grab linh hoạt hơn trong các lựa chọn thanh toán của nó, và chấp nhận cả thẻ và tiền mặt. Đây là một động lực tăng trưởng quan trọng trong thực tế là người tiêu dùng rất thích sử dụng tiền mặt. Mặt khác, Uber đã khá miễn cưỡng trong việc chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt.

Ngoài khách hàng, Grab cũng chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của người lái xe địa phương.

Khi mà nhiều tài xế không thể mua smartphone hay gặp khó khăn trong việc sử dụng chúng, Grab đã phối hợp với một số nhà sản xuất điện thoại thông minh để tài trợ những tài xế trên mua một chiếc smartphones và hướng dẫn cho họ cách sử dụng những điện thoại này.

Sự hợp nhất của Softbank

Sự sáp nhập giữa của Grab và Uber ở Đông Nam Á không phải là một ý tưởng mới.

SoftBank của Nhật đã đầu tư thêm nhiều tỷ USD Uber năm ngoái. Thương vụ này đã gây ra những đồn đoán rằng đoán rằng SoftBank có thể thúc đẩy sự sáp nhập Uber Đông Nam Á và Grab, khi mà công ty Nhật Bản đều có chân trong Hội đồng Quản trị của cả hai công ty.

"SoftBank sẽ đóng một vai trò củng cố." Một nguồn tin gần với Grab nói với giới truyền thông năm ngoái sau thỏa thuận. Nguồn tin thêm rằng với SoftBank nằm trên cả ban giám đốc của Grab và Uber, cuộc trò chuyện (giữa hai đối thủ) sẽ được thay đổi cơ bản.

Quốc Việt

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.