|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Giữa 'đại chiến' với Vinasun, Grab khẳng định vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

22:34 | 24/10/2018
Chia sẻ
Liên quan đến vụ kiện giữa Vinasun - Grab, ngay sau khi phiên toà kết thúc ông  Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam đã khẳng định dù quyết định của tòa án như thế nào thì Grab vẫn sẽ cam kết tiếp tục đầu tư vào Việt Nam vì sự phát triển của xã hội và con người Việt Nam.  

Cụ thể, giám đốc Grab cho biết bất kể ngày 29/10/2018 quyết định của tòa án như thế nào thì Grab vẫn sẽ cam kết tiếp tục đầu tư vào Việt Nam vì sự phát triển của xã hội và con người Việt Nam.

Ngay sau phiên toà ngày 23/10, ông Jerry Lim đã có cuộc phỏng vấn với báo chí, theo đó ông cho biết rất thất vọng với đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM nhưng vẫn sẽ đầu tư vào Việt Nam và tin rằng phía cơ quan tư pháp không có thẩm quyền xác định bản chất kinh doanh của một doanh nghiệp.

giua dai chien voi vinasun grab khang dinh van tiep tuc dau tu vao viet nam
Ông Jerry Lim – Giám đốc Grab tại Việt Nam trong phiên toà với Vinasun. Ảnh: Vnexpress

Ông chỉ ra theo quy định của Luật Dân sự Việt Nam cũng như Luật tổ chức Chính phủ Việt Nam đã quy định rất rõ về việc cơ quan nào có thẩm quyền xem xét bản chất kinh doanh của một doanh nghiệp.

“Cho phép hệ thống tư pháp xác định ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ tạo nên một tiền đề rất xấu cho Việt Nam cũng như tạo sự quan ngại cho những doanh nghiệp đầu tư về công nghệ khác cũng như sau này các doanh nghiệp khác lợi dụng điều này đi kiện các doanh nghiệp khác chỉ vì họ không không thể phát triển bằng các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ”, giám đốc Grab cho biết thêm.

Đáng chú ý, tuy phản đối đề nghị của Viện kiểm sát Nhân dân TP HCM nhưng đại diện Grab cho biết vẫn tin tưởng vào phán quyết của toà án vào chiều 29/10 tới đây. Ông Jerry Lim cho rằng có lẽ đây là vụ kiện đầu tiên trên thế giới mà một doanh nghiệp taxi kiện một công ty công nghệ với cáo buộc bị sụt giảm lợi nhuận.

Trước đó, như đã đưa tin về việc Grab bị đề nghị phải bồi thường số tiền 41,2 tỉ đồng cho Vinasun, đại diện VKS cho biết, theo đơn khởi kiện của nguyên đơn là Vinasun thì đây là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Những vấn đề trong đơn kiện đã được nguyên đơn chứng minh trong quá trình xét hỏi, việc Grab đề nghị đưa Bộ GTVT tới để làm sáng tỏ vụ án nhưng do Đề án 24 không phải là đối tượng khởi kiện nên không cần thiết đưa Bộ GTVT vào tham gia tố tụng.

Tiếp đó giấy đăng ký kinh doanh của Grab thể hiện lĩnh vực đăng ký kinh doanh vận tải mặc dù theo Đề án 24 Grab chỉ cung cấp nền tảng kết nối. Grab đã lợi dụng Quyết định 24 để điều hành dịch vụ vận tải taxi như thu tiền cước, quản lý tài xế, quyết định mức chiết khấu, thưởng phạt với tài xế,…Bên cạnh đó, Grab đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, trong đó có cả cuốc xe 0 đồng.

Theo VKS, từ đây có đủ cơ sở xác định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, kinh doanh không đúng Đề án 24, vi phạm Luật Doanh nghiệp 2014.

Về kê khai không trung thực, Vinasun khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại vì so sánh lợi nhuận với các năm trước giảm sút.

Theo kết quả khảo sát của trung tâm nghiên cứu, có 40% khách hàng của Vinasun chuyển qua sử dụng dịch vụ của Grab. Theo báo cáo giám định của Công ty Cửu Long, số lượng xe của Grab gần 13.000 xe.

Xét thấy vụ án phức tạp cần có thời gian nghị án, HĐXX quyết định tuyên án vào 14h ngày 29/10.

Xem thêm

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.