|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Con đường dẫn tới quý đầu tiên có lãi của Uber có thể mở ra lộ trình mới cho Grab

13:49 | 07/08/2023
Chia sẻ
Một trong những hãng gọi xe công nghệ tiên phong trên thế giới là Uber đã có lần đầu báo lãi sau 14 năm. Tại Đông Nam Á, ông lớn ngành gọi xe Grab cũng đang trên hành trình tìm kiếm điều tương tự.

Một trong những hãng gọi xe công nghệ tiên phong trên thế giới là Uber Technologies mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý II với cột mốc quan trọng đó là lần đầu ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động.

Đây là quý đầu tiên Uber ghi nhận các hoạt động kinh doanh cơ bản có lãi kể từ khi thành lập vào năm 2009. Theo Tech in Asia, con đường đi đến lợi nhuận của Uber có thể sẽ mở ra lộ trình cho một ông lớn trong ngành gọi xe công nghệ ở Đông Nam Á là Grab đạt được điều tương tự.

Tech in Asia nhận định rằng nếu hành trình tiến đến quý đầu tiên báo lãi của Uber đóng vai trò định hướng, thì Grab có thể sẽ báo lãi, sớm nhất vào khoảng năm 2025, hoặc muộn hơn.

Việc có lợi nhuận GAAP (Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung) sẽ khó đạt được hơn so với việc đạt EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) dương, vì EBITDA dương không tính đến các chi phí như trả thưởng bằng cổ phiếu (stock-based compensation) và khấu hao (depreciation hoặc) amortization), trong khi đây đều là các khoản chi phí phát sinh trong thực tế khi điều hành một công ty.

Mặc dù nhiều khoản mục trong số này là chi phí không bằng tiền mặt, nhưng chúng vẫn quan trọng đối với việc định giá công ty, yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền tự do trên mỗi cổ phiếu. Tại một số thời điểm, tài sản khấu hao cần được thay thế, điều này sẽ làm tăng chi ngân quỹ và giảm dòng tiền tự do.

Tương tự như vậy, trả thưởng bằng cổ phiếu có thể không có tác động ngay lập tức tới tiền mặt. Tuy nhiên, bằng cách tăng số lượng cổ phiếu của một công ty, nó sẽ làm giảm lượng tiền mặt tự do tích lũy cho mỗi cổ phiếu trong công ty.

Theo Tech in Asia, việc so sánh Grab và Uber có thể sẽ cho các nhà quan sát biết được bao lâu nữa Grab có thể có lãi. Mặc dù rất khó để đưa ra kết luận chắc chắn do sự khác biệt giữa hai doanh nghiệp, bao gồm thị trường mà các các doanh nghiệp này hoạt động cũng như cách họ báo cáo tài chính, nhưng con đường dẫn đến lợi nhuận của Uber có thể mở ra hướng đi cho Grab.

Grab – công ty đã mua lại hoạt động kinh doanh của chính Uber tại thị trường Đông nam Á vào năm 2018 – dự kiến sẽ công bố báo cáo tài chính quý II trong tháng 8.

Những sự khác biệt giữa Grab và Uber

Để chỉ ra sự tương phản giữa Uber và Grab dựa trên cơ sở các con số được cả hai báo cáo là điều không đơn giản. Cả hai công ty đều xác định mọi thứ, từ tổng giá trị hàng hóa (GMV), hay Uber gọi là “tổng lượng đặt trước” (Gross Bookings), đến tổng doanh thu và EBITDA theo những cách khác nhau.

Tỷ lệ đóng góp vào tổng doanh thu của từng mảng kinh doanh của Uber. (Nguồn: Tech in Asia - Doanh Chính tổng hợp).

Sự khác biệt trong cách tính toán các ưu đãi – cho dù chúng làm giảm doanh thu hay được ghi nhận như một phần của chi phí bán hàng và tiếp thị – đồng nghĩa với việc trong ba số liệu nêu trên, tổng doanh thu có lẽ là yếu tố khó so sánh nhất.

Ngoài ra, mặc dù cả Grab và Uber đều cung cấp dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn, nhưng họ lại vận hành các mảng kinh doanh khác nhau và hoạt động ở các khu vực địa lý khác nhau.

Ví dụ, Grab cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng kỹ thuật số, trong khi Uber kinh doanh vận tải hàng hóa. Ngoài ra, Uber có sự hiện diện trên toàn cầu, trong khi Grab lại lấy thị trường Đông Nam Á làm trọng tâm.

Tỷ lệ đóng góp vào tổng doanh thu của từng mảng kinh doanh của Grab. (Nguồn: Tech in Asia - Doanh Chính tổng hợp).

Điều đó nói lên rằng gọi xe và giao đồ ăn vẫn là những mảng kinh doanh cốt lõi, đóng góp lớn vào tổng doanh thu của cả hai doanh nghiệp, mặc dù sự cân bằng giữa hai lĩnh vực này tại hai doanh nghiệp là khác nhau.

Grab có thể báo lãi trong hai năm tới

Bất chấp những khác biệt đã được chỉ ra, khi theo dõi đà tăng trưởng của Uber và Grab trong những năm qua, các chuyên gia nhận định rằng Grab có thế sẽ báo lãi, sớm nhất là trong vòng hai năm tới kể từ thời điểm hiện tại.

Tỷ lệ EBITDA đã điều chỉnh tính theo tổng lượng đặt trước/GMV của Uber và Grab. (Nguồn: Tech in Asia - Doanh Chính tổng hợp).

Trên cơ sở EBITDA đã điều chỉnh, Uber đã đạt được mức hòa vốn EBITDA tổng thể vào quý III/2021. Tuy nhiên, hãng gọi xe công nghệ này cũng phải mất tới 7 quý sau đó để có lần đầu báo lãi hoạt động trong một quý.

Trong khi đó, trong buổi họp công bố báo cáo tài chính quý I, siêu ứng dụng Grab đã duy trì triển vọng hòa vốn ở cấp độ tập đoàn trong quý cuối cùng của năm nay trên cơ sở EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao) đã điều chỉnh.

Anh Nguyễn

ĐHĐCĐ bất thường HSC: Dự báo lợi nhuận 2024 trên 1.300 tỷ đồng, tăng vốn lên 10.800 tỷ đồng
Tổng Giám đốc HSC, cho biết tỷ lệ cho vay margin trên vốn chủ sở hữu của công ty đã áp sát ngưỡng tối đa quy định. Đồng thời, công ty cần chuẩn bị trước cho kịch bản thị trường xuất hiện nhịp tăng, nhu cầu sử dụng margin của khách hàng lên cao trong tương lai vì vậy tăng vốn lên 10.800 tỷ đồng là rất cấp bách.