|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị ròng điều chỉnh (Adjusted Net Worth) là gì? Đặc điểm

17:33 | 07/07/2020
Chia sẻ
Giá trị ròng điều chỉnh (tiếng Anh: Adjusted Net Worth) tính toán giá trị của một công ty bảo hiểm, sử dụng giá trị vốn, giá trị thặng dư và giá trị ước tính cho hoạt động kinh doanh trên sổ sách của công ty.
Giá trị ròng điều chỉnh (Adjusted Net Worth) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Top Accouting Degrees)

Giá trị ròng điều chỉnh

Khái niệm

Giá trị ròng điều chỉnh trong tiếng Anh là Adjusted Net Worth.

Giá trị ròng điều chỉnh tính toán giá trị của một công ty bảo hiểm, sử dụng giá trị vốn, giá trị thặng dư và giá trị ước tính cho hoạt động kinh doanh trên sổ sách của công ty.

Giá trị ròng điều chỉnh bắt đầu với giá trị ước tính cho doanh nghiệp và cộng thêm các khoản lãi về vốn chưa thực hiện, thặng dư vốn và dự trữ tự nguyện.

Đặc điểm của Giá trị ròng điều chỉnh

Giá trị ròng điều chỉnh đại diện cho thước đo giá trị của một công ty bảo hiểm, giúp so sánh giá trị tương đối của công ty với các công ty bảo hiểm khác một cách dễ dàng hơn.

Từ "điều chỉnh" trong thuật ngữ phản ánh giá trị kinh tế, có thể được so sánh giữa nhiều công ty với nhau.

Việc điều chỉnh giúp giá trị được chuẩn hóa trong báo cáo tài chính, để dễ dàng phân tích các công ty cùng ngành với nhau.

Lưu ý đối với Giá trị ròng điều chỉnh

Các doanh nghiệp thường sử dụng giá trị thị trường hiện tại (Current market value) làm giá trị của một tài sản. Tính toán này cũng nên tính đến thuế.

Các công ty lớn thường sử dụng cách tiếp cận chi phí để định giá tài sản. Phương pháp này tính toán đến giá mua ban đầu của tất cả các tài sản và chi phí cải thiện, với ít khấu hao hơn.

Yêu cầu đối với Giá trị ròng điều chỉnh

Giá trị ròng điều chỉnh cung cấp hình ảnh tài chính của doanh nghiệp từ một quan điểm nhất định. Việc tính toán được thực hiện trên bảng cân đối kế toán, trong đó liệt kê tất cả các tài sản và nợ phải trả. Trừ các khoản nợ từ tài sản sẽ có được giá trị ròng điều chỉnh của doanh nghiệp.

Tài sản và nợ phải được phân loại theo thời gian chúng sẽ được giữ, dài hạn, trung gian hay ngắn hạn.

Tài sản lưu động (Current asset) là tiền và các khoản tương đương tiền. Các khoản tương đương tiền bao gồm các tài sản dự kiến sẽ được bán trong năm hiện tại.

Tài sản trung hạn thường được giữ trong hơn một năm. Có thể bao gồm thiết bị sản xuất, máy tính hoặc nguyên liệu thô sẽ được sử dụng trong sản xuất trong tương lai.

Tài sản dài hạn là những bất động sản thuộc sở hữu doanh nghiệp.

Nợ phải trả (Liabilities) có thể được chia tương tự như tài sản. Các khoản nợ hiện tại bao gồm nợ phải trả và các khoản thanh toán cho vay thường xuyên. Nợ phải trả trung hạn là các khoản nợ có thể được trả trong vòng 03 đến 07 năm, chẳng hạn như thuê xe và thuê thiết bị. Nợ dài hạn thường áp dụng cho các tài sản dài hạn của một doanh nghiệp, như thanh toán thế chấp.

Các khoản nợ trung hạn và dài hạn trong giai đoạn tài chính hiện tại nên được đưa vào danh mục nợ hiện tại. Ví dụ, nếu công ty có 10 năm cho khoản vay thế chấp, thì một năm thanh toán sẽ được liệt kê trong phần nợ hiện tại và 09 năm còn lại nên được đưa vào các khoản nợ dài hạn.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.