VASEP cho biết xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 584 triệu USD, tăng 34%. Tôm Việt Nam ngày càng cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ khi nguồn cung tôm của Ấn Độ gặp nhiều rào cản COVID-19.
Với yêu cầu sản xuất chế biến 3 tại chỗ ở 19 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có thể thực hiện theo phương thức này, với công suất sụt giảm từ 30 -70% tùy từng doanh nghiệp. Điều này khiến xuất khẩu nửa đầu tháng 8 giảm tới 41%.
Dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam khiến TP HCM và nhiều tỉnh phía Nam phải áp dụng chỉ thị 16, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Điều này được dự báo sẽ khiến xuất khẩu tôm trong quý III chậm lại.
Hiện còn 326/449 cơ sở tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục sản xuất, chiếm 65%. Tuy nhiên, do thiếu công nhân và chia ca để phòng chống dịch bệnh nên tổng công suất chỉ khoảng 30 - 40% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16.
Trung Quốc đã nhiều lần đình chỉ nhiều công ty xuất khẩu thủy sản từ Ấn Độ trong khoảng thời gian nhất định sau khi hải quan kết luận nhiều lô hàng có chứa virus SARS - CoV- 2. Chính vì vấn đề này, Ấn Độ đang tìm hướng tăng giá trị cho sản phẩm nhằm chuyển hướng sang thị trường khác.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tình hình đi lại khó khăn giữa các địa phương, nên hoạt động thả nuôi vụ hai có xu hướng trầm lắng. Dự báo quý IV năm nay sẽ thiếu nguyên liệu tôm trầm trọng và giá tiêu thụ sẽ tăng khá mạnh, nhất là tôm cỡ lớn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Việt Nam là thị trường lớn nhất, chiếm tỷ trọng áp đảo đến 62% tổng giá trị tôm nhập khẩu của Australia. Tiếp đó Thái Lan đứng thứ hai chiếm 16%, Trung Quốc đứng thứ 3 chiếm 10%.
Các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục đối mặt với rủi ro. Giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao giá các loại thức ăn chăn nuôi tuy có giảm nhưng vẫn ở tăng 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, biến chủng Delta diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp suy giảm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong tình hình xấu, dịch bệnh tiếp tục kéo dài và Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ ASEAN, trong đó có Việt Nam thì xuất khẩu thủy sản chỉ có thể đạt tối đa khoảng 8,8 tỷ USD.
Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 440 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.
VASEP cho biết nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung. Dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%.
Theo báo cáo của Trung tâm tin học Thống kê, Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 ước đạt 4,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Sau làn sóng hàng loạt hô hàng tôm bị trả lại khi xuất khẩu sang Trung Quốc với lý do xuất hiện SARS - CoV- 2 trên bao bì, Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ khuyến cáo doanh nghiệp tránh bán hàng sang thị trường này nhằm tránh rủi ro.
VinaCapital, Dragon Capital, Pyn Elite, Lumen Vietnam và KIM Vietnam nêu góc nhìn tích cực về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025, khi cơ hội đang nhiều hơn so với với rủi ro.