|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Minh Phú chuyển sang tập trung bán tôm cỡ lớn sang Mỹ và Châu Âu

07:18 | 18/09/2021
Chia sẻ
Theo Seafoodsource, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) đang tập trung vào chế biến tôm cỡ lớn trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19.

Hồi đầu tháng 9, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Minh Phú cho biết nhà máy ở Cà Mau chỉ hoạt động khoảng 23% công suất. Đối với nhà máy Minh Phú Hậu Giang cũng chỉ hoạt động khoảng 22% công suất do lệnh giãn cách xã hội và quy định “3 tại chỗ”. 

Ông Quang cho hay hiện công ty đang tập trung chế biến tôm cỡ lớn dao động 10 - 45 con/kg bởi thị trường Châu Âu đang ưu chuộng cỡ tôm này. 

“Nhu cầu tôm cỡ lớn đang rất cao, từ nay đến cuối năm, chúng tôi không lo thiếu đơn hàng. Điều chúng tôi lo nhất là có khả năng tăng công suất hơn nữa không. Ngoài ra, Mỹ cũng đang cần tôm cỡ lớn. Chúng tôi có thể ký hợp đồng bán hàng trăm container tôm cỡ 40 con/kg nếu hoạt động sản xuất thuận lợi”, ông Quang cho biết.

Mặc dù nhu cầu cao từ các thị trường lớn, Minh Phú chỉ có thể ký hợp đồng bán 50 - 70% công suất nhà máy. Minh Phú kỳ vọng có thể hoạt động 100% công suất ngay sau khi lệnh giãn cách xã hội được gỡ .

Ông Quang cho biết Minh Phú đã khuyến cáo nông dân nên tập trung vào nuôi tôm cỡ lớn hơn bằng cách giảm mật độ thả xuống từ 100 đến 120 con trên mỗi mét vuông, giảm từ 250 xuống 350 con mỗi mét vuông.

Tuy nhiên, Minh Phú sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường tôm cỡ lớn, do các nhà chế biến ở khu vực ĐBSCL do dự mua tôm nhỏ hơn vì họ cũng thiếu lao động.

“Chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng với kích cỡ từ 10 đến 45 con/kg ”, ông Quang nói.

Ông Quang cho biết ông đã khuyến cáo nông dân vượt qua tâm lý lưỡng lự và bắt đầu xuống giống ngay từ bây giờ, với mục tiêu thu hoạch vào tháng 11, để các nhà máy trong nước có đủ thời gian chế biến và bán sang Mỹ và châu Âu kịp trong năm- kết thúc kỳ nghỉ lễ.

Đối với tôm thu hoạch sau tháng 11, các nhà xuất khẩu có thể bán sang các thị trường châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, ông Quang nói.

"Chúng tôi rất lo trong tháng 10, 11 không có nguyên liệu để chế biến, trả các đơn hàng xuất khẩu phục vụ các lễ hội cuối năm như Noel, đón mừng năm mới ở Mỹ, châu Âu.

Nguy cơ thiếu nguyên liệu trầm trọng rất gần, cho dù người dân có gấp rút thả giống vào giữa tháng 9 cũng không kịp thu hoạch", ông Quang tại một hội nghị diễn ra sáng ngày 17/9.

H.Mĩ