|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giả thuyết thu nhập tương đối (Relative income hypothesis) là gì? Nội dung của giả thuyết

16:28 | 08/10/2019
Chia sẻ
Giả thuyết thu nhập tương đối (tiếng Anh: Relative income hypothesis) chỉ ra rằng chúng ta quan tâm nhiều tới việc ta kiếm tiền được bao nhiêu và chi tiêu được bao nhiêu so với những người khác thay vì quan tâm tới phúc lợi của bản thân.
Untitled

Hình minh họa

Giả thuyết thu nhập tương đối (Relative income hypothesis)

Khái niệm

Giả thuyết thu nhập tương đối trong tiếng Anh là Relative income hypothesis.

Giả thuyết thu nhập tương đối chỉ ra rằng chúng ta quan tâm nhiều tới việc ta kiếm tiền được bao nhiêu và chi tiêu được bao nhiêu so với những người khác thay vì quan tâm tới phúc lợi của bản thân.

Nội dung của giả thuyết thu nhập tương đối

Theo giả thuyết thu nhập tương đối, một người bình thường sẽ hạnh phúc hơn nếu anh ta hoặc cô ta được tăng lương hàng tuần 100 đô la nếu những người khác chỉ nhận được 50 đô la so với việc nhận mức tăng 150 đô la tương tự như những người khác.

Người có thu nhập thấp hơn có thể chi tiêu nhiều hơn đồng nhiệp của họ vì họ muốn giảm khoảng cách về mức sống - mức tiêu thụ.

James Duesenberry (1918 - 2009), một nhà kinh tế học người Mỹ đã đóng góp đáng kể vào phân tích thu nhập và việc làm của Keynes, lần đầu tiên đưa ra giả thuyết thu nhập tương đối vào năm 1949 khi cuốn sách "Thu nhập, tiết kiệm và lí thuyết về hành vi người tiêu dùng - Income, Saving and the Theory of Consumer Behavior" của ông được xuất bản.

Các đặc điểm của giả thuyết thu nhập tương đối

Có một vài phiên bản của giả thuyết này, trong đó có bài phát biểu của Duesenberry đã nhận được nhiều sự chú ý nhất. Những người ủng hộ giả thuyết thu nhập tương đối nói rằng mức chi tiêu hiện tại không chỉ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ hiện tại mà và mức thu nhập mà còn cả mức chi tiêu đạt được trong giai đoạn trước. Ngay khi một hộ gia đình đạt đến một mức chi tiêu, rất khó để chi tiêu ít hơn sau đó.

Nói cách khác, thu nhập tương đối có ba đặc điểm:

- Thái độ của chúng ta đối với tiêu dùng và tiết kiệm được quyết định nhiều hơn bởi vị trí trong mối quan hệ với người khác hơn là trong lí thuyết về mức sống.

- Những người nghèo chi tiêu thu nhập của họ nhiều hơn những người giàu hơn vì họ muốn thu hẹp khoảng cách tiêu dùng.

- Mọi người không muốn chi tiêu ít hơn mức trước đó.

(Tài liệu tham khảo: marketbusinessnews.com)

TH

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.