|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tăng nhẹ đối với lúa IR 50405 trong ngày 17/5

12:03 | 17/05/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (17/5) tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3, năng suất trung bình 5,9 tấn/ha. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục với 8 triệu tấn, kim ngạch xấp xỉ 4,5 tỷ USD, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (17/5) điều chỉnh tăng. Chi tiết, lúa IR 50404 tăng 100 đồng/kg, hiện đang được thu mua với giá 7.500 - 7.600 đồng/kg. 

Trong khi đó, mặt hàng nếp vẫn giữ nguyên mức giá. Hiện, nếp Long An (khô) có giá bán từ 9.800 đồng/kg đến 10.500 đồng/kg. 

Mặt khác, nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô) tạm dừng khảo sát vào ngày hôm nay. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.800 - 10.500

-

- Lúa IR 50404

kg

7.500 - 7.600

+ 100

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 17/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Ghi nhận tại chợ An Giang cho thấy, giá gạo hôm nay (17/5) duy trì ổn định. Cụ thể, gạo thường vẫn neo tại mức giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, những mặt hàng gạo khác vẫn giữ nguyên giá niêm yết.

 

Giá cám vẫn được các thương lái thu mua với giá bán dao động từ 9.000 đồng/bao đến 10.000 đồng/bao. 

 

Ảnh: Gia Ngọc 

 

Phân công trách nhiệm triển khai 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Theo Báo An Giang, việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” nhằm đảm bảo đề án được triển khai chặt chẽ, đúng định hướng. Qua đó, khắc phục điểm yếu, phát huy vị thế tương xứng của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành lúa gạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và khẳng định vị thế quan trọng của Việt Nam trên bản đồ an ninh lương thực thế giới.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3, năng suất trung bình 5,9 tấn/ha. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục với 8 triệu tấn, kim ngạch xấp xỉ 4,5 tỷ USD, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị. Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 đạt giá trị cao nhất, bình quân 680 - 690 USD/tấn, phản ánh chất lượng gạo ngày càng tăng.

Khu vực ĐBSCL, chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu và 50% sản lượng gạo của cả nước. Lợi thế của vùng đất này giúp Việt Nam có thể tăng sản lượng và chất lượng gạo, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, việc thâm canh và sử dụng nhiều vật tư đầu vào (phân bón, giống, nước tưới) làm cho ngành trồng lúa ít lợi nhuận hơn, tạo ra lượng khí thải nhà kính lớn. Trồng lúa gạo đóng góp 48% lượng phát thải khí nhà kính, 75% lượng khí thải metan (CH4) của ngành nông nghiệp; cường độ phát thải từ ngành gạo của Việt Nam cao hơn Ấn Độ và Trung Quốc.

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được xem là giải pháp toàn diện, lâu dài nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ về giảm phát thải và nâng cao lợi thế, vị thế lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Các cam kết của Chính phủ trong COP26 (2012) và COP27 (2021), gồm: Giảm phát thải khí nhà kính 9% nhờ nguồn lực trong nước và 27% nhờ hỗ trợ quốc tế vào năm 2030; giảm 30% lượng khí thải CH4. Chương trình quốc gia “1 triệu héc-ta lúa carbon thấp, chất lượng cao ở ĐBSCL” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 11/2023, công bố tại COP28 ở Dubai. Chương trình này phù hợp với Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững và Quy hoạch vùng ĐBSCL (giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Cùng với triển khai đề án này, Ban Chỉ đạo thực hiện cũng được thành lập. Trong đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan giữ vai trò Trưởng ban, có trách nhiệm chỉ đạo chung toàn diện nội dung, nhiệm vụ của đề án; Phó Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp việc triển khai thực hiện đề án.

Các thành viên là đại diện lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân (UBND) 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (trừ tỉnh Bến Tre), căn cứ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện đề án và nhiệm vụ được phân công để xây dựng hoặc giao đơn vị có chức năng xây dựng, phê duyệt, trình phê duyệt kế hoạch triển khai đề án của tỉnh; kiện toàn bộ máy của dự án VnSAT để sớm triển khai thực hiện đề án; xây dựng hoặc giao đơn vị có chức năng xây dựng kế hoạch hàng năm và theo từng giai đoạn cụ thể, làm căn cứ triển khai đề án tại địa phương...

 

Gia Ngọc