|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 14/1: Quay đầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần

12:00 | 14/01/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 14/1 điều chỉnh giá lúa IR 50404 lên mức 5.500 - 5.600 đồng/kg, tăng từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg. Hội thảo “Sản phẩm OCOP & Phát triển ngành hàng lúa gạo: Động lực quan trọng để phát triển nông thôn mới” thu hút nhiều ý kiến về chính sách phát triển sản phẩm OCOP.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (14/1) ghi nhận tăng 100 - 200 đồng/kg đối với giống lúa IR50404. Như vậy, sau đà giảm suốt những ngày vừa qua thì giống lúa này lại được điều chỉnh về mức giá cũ, khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg.

Các giống lúa khác tiếp tục chững lại trong hôm nay. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) đứng yên, hiện đang neo ở mốc 6.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 thu mua trong khoảng 5.900 - 6.100 đồng/kg, Nàng Hoa 9 không tăng thêm, giữ nguyên tại mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ giá 12.000 đồng/kg, OM 5451 neo với giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, lúa OM 380 giữ nguyên trong khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg còn lúa OM 18 hiện dao động từ 5.900 - 6.000 đồng/kg.

Giá các loại nếp tiếp tục đi ngang trên diện rộng. Các giống gạo được khảo sát gồm Long An (tươi) duy trì đi ngang với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, nếp vỏ (tươi) vẫn giữ mức 5.100 - 5.200 đồng/kg và nếp ruột đang có giá khoảng 13.000 - 14.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.600

+100 ~ +200

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

5.900 - 6.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

12.000

-

Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

 

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.100 - 5.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

10.500 - 11.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

15.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 14/1 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo tiếp tục ổn định khi thu mua với giá không đổi suốt thời gian qua. Cụ thể, gạo thường vẫn nằm trong khoảng 10.500 - 11.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài tiếp tục giao dịch trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại với giá 19.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 15.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 14/1: Quay đầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Liên kết “4 nhà” trong phát triển sản phẩm OCOP và ngành hàng lúa gạo

Trong khuôn khổ Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V – Vĩnh Long 2021 vừa diễn ra, Hội thảo “Sản phẩm OCOP & Phát triển ngành hàng lúa gạo: Động lực quan trọng để phát triển nông thôn mới” cũng thu hút nhiều sự quan tâm, theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Lúa gạo là ngành hàng chủ lực của Việt Nam. Cả nước có hơn 3,6 triệu ha đất trồng lúa. Sản lượng hàng năm từ 44 - 45 triệu tấn lúa. Trong đó, xuất khẩu khoảng 6,5 - 7 triệu tấn gạo. Có thể nói, lúa gạo là ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao, với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD (chiếm khoảng 7,5% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Lúa gạo vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế của khoảng 8 triệu nông hộ cả nước, đảm bảo an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế ở nông thôn.

Đánh giá về kết quả chương trình OCOP, ông Trần Thế Như Hiệp, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mê Kông Cần Thơ, cho biết: Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP. Từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín.

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Một số doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn đã đặt hàng, ưu tiên các sản phẩm OCOP để đưa vào hệ thống phân phối, hiện đang được tiêu thụ ổn định,… Tính đến nay, cả nước có 4.759 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên, trong đó, ĐBSCL chiếm 15%.

Tại hội thảo, đã có 17 ý kiến đóng góp của các diễn giả trong phiên thảo luận chuyên đề về các chính sách phát triển sản phẩm OCOP và ngành hàng lúa gạo Việt Nam cũng như giải pháp nâng cao chất lượng nông sản, nâng cấp sản phẩm OCOP từ 3 sao, 4 sao. Những băn khoăn thắc mắc của nông dân đã được các chuyên gia, nhà quản lý giải đáp, định hướng, dẫn dắt. Đây được coi là những chỉ dẫn cần thiết quan trọng để cán bộ, hội viên nông dân chủ động tích cực tham gia vào chương trình OCOP trong thời gian tới.

Theo PGS.TS Dương Ngọc Thành, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa – gạo trở thành vấn đề được không chỉ các nhà quản lý, người nông dân, mà còn rất nhiều ngành khác quan tâm. Vì vậy, chương trình liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học đã được đặt ra và triển khai ở nhiều nơi trên cả nước, với kỳ vọng hỗ trợ thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Trên thực tế, nhiều mô hình liên kết 4 nhà được triển khai thí điểm thành công đang mang lại những hiệu quả rất thiết thực. Tuy nhiên, mô hình này chưa thực sự tạo ra sự lan tỏa trong xã hội, chưa đạt được mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ số đông người nông dân với tư cách là nhà sản xuất tham gia thị trường một cách chủ động trong dòng chảy hội nhập kinh tế.

Nhã Lam

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.