|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

EVFTA ngành rau quả: Quyền áp dụng các biện pháp SPS khẩn cấp

14:09 | 12/04/2021
Chia sẻ
Trong EVFTA, c nhiều biện pháp SPS bất thường, khẩn cấp, thường là liên quan tới các dịch bệnh bất ngờ.
Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Theo Cẩm nang doanh nghiệp "EVFTA và Ngành Rau quả Việt Nam" do Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) biên soạn, do gắn với các vấn đề về dịch tễ vốn không phải luôn luôn dự đoán trước được, bên cạnh các biện pháp SPS có tính ổn định (ví dụ dư lượng kháng sinh thủy sản, yêu cầu an toàn thực phẩm với sản phẩm đóng hộp…), có nhiều biện pháp SPS bất thường, khẩn cấp, thường là liên quan tới các dịch bệnh bất ngờ.

EVFTA có các cam kết riêng về các biện pháp SPS khẩn cấp này, với mục tiêu vừa bảo đảm khả năng phản ứng nhanh với các trường hợp rủi ro cao về dịch tễ nhưng đồng thời tránh hiện tượng lạm dụng, hạn chế tối đa các tác động không cần thiết đối với thương mại.

Cụ thể, theo EVFTA, khi một Bên có quan ngại nghiêm trọng về một vấn đề SPS như rủi ro cho sức khỏe hoặc tính mạng con người, động thực vật, thì có thể yêu cầu tham vấn với Bên kia trong thời gian sớm nhất có thể và cung cấp các thông tin cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đình trệ thương mại.

Nếu cần thiết, Bên nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp SPS khẩn cấp để bảo vệ sức khỏe tính mạng con người, động thực vật mà không cần báo trước. 

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp này phải được tính toán để mức độ ảnh hưởng tới thương mại là thấp nhất có thể và Bên nhập khẩu trong vòng 24 giờ phải thông báo cho nước xuất khẩu về biện pháp này. 

Nếu Bên xuất khẩu có yêu cầu thì phải thực hiện tham vấn về tình trạng khẩn cấp liên quan trong vòng 10 ngày kể từ khi có thông báo.

Đọc toàn văn Cẩm nang Doanh nghiệp EVFTA và Ngành rau quả Việt Nam tại đây.

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.