EVFTA: Cam kết về hàng rào kỹ thuật (TBT) đối với ngành đồ gỗ và nội thất
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, các cam kết về ghi nhãn hàng hóa; Hợp tác trong việc công nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi Bên; Hậu kiểm; Đối với Việt Nam: cam kết chấp nhận xuất xứ hàng hóa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rõ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa công nghiệp.
Hiệp định EVFTA không có Chương riêng về môi trường mà nêu thành nhiều điều trong Chương 15 – Thương mại và phát triển bền vững có cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học theo Công ước về đa dạng sinh học và Công ước CITES.
Tuy nhiên, EVFTA có một điều riêng trong Chương này về Quản lý rừng bền vững và các sản phẩm từ rừng (Điều 7), trong đó có các cam kết cụ thể và trực tiếp liên quan tới việc chế biến đồ gỗ.
Cụ thể, các cam kết sau đây trong EVFTA có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngành chế biến gỗ xuất khẩu:
Cam kết khuyến khích thương mại gỗ từ rừng được quản lí bền vững và được khai thác phù hợp với pháp luật nội địa. Cam kết này cũng dẫn chiếu tới việc ký kết VPA/FLEGT. Việt Nam đã ký thỏa thuận song phương FLEGT với EU. Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/6/2019;
Các cam kết về cung cấp thông tin và hợp tác giữa hai Bên về các biện pháp khuyến khích tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ từ rừng quản lý bền vững, chống lại việc khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Về mặt nguyên tắc, các cam kết này trong EVFTA không buộc Việt Nam thay đổi pháp luật và chính sách trong quản lý khai thác gỗ cũng như thương mại gỗ và các sản phẩm từ gỗ, trong đó có đồ gỗ chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên, cần chú ý trong tương lai, các chính sách về gỗ và thương mại gỗ/sản phẩm gỗ sẽ tăng cường theo hướng thắt chặt hơn, đặc biệt là đối với việc xuất khẩu gỗ sang EU với việc dẫn chiếu tới VPA/FLEGT (cơ chế quản lý nguồn gốc các sản phẩm gỗ nói chung và gỗ xuất khẩu sang EU nói riêng).