|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Infographic] EVFTA: Tình hình thương mại ngành gỗ, đồ gỗ, nội thất Việt Nam

08:29 | 22/08/2020
Chia sẻ
EVFTA giúp các doanh nghiệp gỗ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Malaysia, Trung Quốc... Nhờ đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU hơn.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Hiệp định EVFTA dự kiến mở ra nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, hiệp định được kỳ vọng sẽ mang lại khoảng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang EU vào năm đầu tiên của Hiệp định có hiệu lực.

EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam. Những năm gần đây, xuất khẩu đồ gỗ sang EU luôn chiếm tỉ trọng từ 13 – 17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ, giá trị xuất khẩu sang EU luôn ổn định và tăng nhẹ. 

Thêm vào đó, khi Hiệp định EVFTA hiệu lực, gỗ và nhiều sản phẩm gỗ của Việt Nam được xóa bỏ về 0% sẽ tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trước những thủ cạnh tranh.

Ở chiều ngược lại, ước tính mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu m3 gỗ (tương đương 270 triệu USD) nguyên liệu từ các nước EU, tập trung vào các loại gỗ tròn, gỗ xẻ, vernia và gỗ dán,…

Khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu về 0% và một số khác giảm theo lộ trình sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp gỗ chuyển mạnh qua thị trường EU, đưa các sản phẩm gỗ có chất lượng sản xuất, gia tăng giá trị và đáp ứng các yêu cầu về qui tắc xuất xứ của EVFTA thay vì chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ Trung Quốc và Thái Lan như hiện nay.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể thuận lợi hơn trong việc mua máy móc, thiết bị, học hỏi công nghệ chế biến gỗ của EU nhằm tăng chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên EVFTA cũng đưa đến thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi phải tuân thủ các cam kết khắt khe từ Hiệp định.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

 

Ánh Dương