4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ đạt 2 tỷ USD, giảm 39,5% so với cùng kỳ năm 2022. Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhu cầu nhập khẩu của Mỹ có thể tiếp tục sụt giảm trước những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp.
Trước áp lực của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm tới 31% so với cùng kỳ, chỉ còn 3,9 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Xuất khẩu sang hầu hết thị trường trong điểm đều giảm 11-44%.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Mỹ trong quý I đạt 1,4 tỷ USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022, điều này kéo theo kim ngạch xuất khẩu chung của ngành gỗ giảm đáng kể.
Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 6,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ quy tròn, tương đương hơn 2 tỷ USD, trong đó nguồn cung đến từ các thị trường rủi ro chiếm 40%, chủ yếu từ các nước châu Phi, Lào và Papua New Guinea.
Tổng cục Lâm nghiệp cho biết năm 2022, xuất khẩu lâm sản ước đạt 16,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, ngành gỗ đặt mục tiêu tích cực cho năm 2023, với 17,5 tỷ USD.
Để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp ngành gỗ hậu COVID-19, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến thuế giá trị gia tăng (VAT).
Trải qua 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục thu về kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng . Tuy nhiên, bối cảnh lạm phát và tình trạng chi phi đầu vào, chi phí vận chuyển vẫn "kìm chân" ở mức cao, dự báo sẽ là trở lực của ngành hàng trong những tháng tiếp theo.
5 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Australia tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nhờ nhu cầu lớn và lợi thế từ các Hiệp định đã ký kết với thị trường này.
Dù kim ngạch xuất khẩu gỗ đang trên đà phục hồi, cùng với thị trường nội địa đang “ấm dần” lên có thể giúp doanh thu của các doanh nghiệp gỗ tăng cao. Tuy nhiên, việc giá nguyên vật liệu và chi phí logistics tăng phi mã sẽ gây áp lực lên biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp gỗ trong năm 2022.
Xuất khẩu gỗ và nội thất đã có sự phục hồi nhanh chóng trong quý I/2022 và được dự báo có nhiều triển vọng tăng trưởng trong năm nay. Tuy nhiên, gánh nặng về giá nguyên liệu gỗ và chi phí vận chuyển vẫn sẽ là bài toán khó cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã khởi xướng điều tra xem xét tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam theo cáo buộc sản phẩm sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc, nhóm hàng Mỹ đang áp thuế phòng vệ thương mại.
Doanh thu và lợi nhuận quý I của các doanh nghiệp gỗ đều tăng trưởng tốt nhờ kín đơn hàng tới hết quý III, thậm chí cả năm 2022. Tuy nhiên, chi phí logistics phi mã và rủi ro phòng vệ thương mại vẫn là hòn đá ngáng đường doanh nghiệp.
Không chỉ kín đơn hàng đến hết quý III/2022, một số doanh nghiệp gỗ cũng đã chốt xong đơn hàng hết năm 2022. Các doanh nghiệp này được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ xuất khẩu khả quan trong năm nay.
Giai đoạn thị trường bất động sản bắt đầu rơi vào trầm lắng cũng là lúc Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ trở lại. Đến nay đã một năm trôi qua, lãi suất bắt đầu hạ nhiệt nhưng bất động sản vẫn chưa "tan băng".