|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đường Thái Lan vào Việt Nam giảm mạnh sau khi bị áp thuế CBPG, CTC

13:39 | 07/05/2021
Chia sẻ
Trong tháng 3/2021, đường Thái Lan (mã HS:1701) xuất khẩu vào Việt Nam đã giảm một nửa so với tháng trước đó và chỉ bằng 1/3 cùng kỳ năm 2020.

Số liệu từ Hải quan Thái Lan cho thấy xuất khẩu đường  của nước này vào Việt Nam trong tháng 3/2021 đạt 30,9 nghìn tấn - thấp nhất kể từ đầu năm 2020, giảm 51% so với tháng 2/2021 và giảm 65,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu đường Thái Lan vào Việt Nam đang cho thấy sự sụt giảm rõ rệt sau khi Việt Nam áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía của nước này.

Hiệp định ATIGA (Hiệp định tự do trong khu vực ASEAN) có hiệu lực từ 1/1/2020 đã đưa thuế nhập khẩu đường mía xuống 5% từ mức 80% (đường thô) và 85% (đường trắng) đã được áp trước đó.

Điều này đã khiến lượng đường nhập khẩu từ khu vực ASEAN, đặc biệt là từ Thái Lan tăng vọt, gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất đường mía trong nước. 

Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước.

Do vậy, ngày 9/2/2021, Bộ Công thương đã quyết định áp thuế CBPG, CTC tạm thời đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện ở mức 44,88% và đường thô ở mức 33,88%.

Đường Thái Lan vào Việt Nam giảm mạnh sau khi bị áp thuế CBPG - Ảnh 1.

Nguồn: Hải quan Thái Lan. (Biểu đồ: Ngọc Bảo)

Dù đã giảm trong tháng 3/2021, nhưng do khối lượng đường nhập khẩu trước thời điểm áp thuế tăng cao, nên tính chung 3 tháng đầu năm 2021 khối lượng đường (HS: 1701) của Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam chỉ giảm nhẹ không đáng kể 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 199,8 nghìn tấn.

Mặc dù vậy, tình hình xuất khẩu chung của Thái Lan đang giảm sút. Cụ thể, sau khi giảm trong năm 2020, xuất khẩu đường (HS: 1701) của Thái Lan trong 3 tháng đầu năm 2021 tiếp tục giảm 58,1% so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 842,5 nghìn tấn.

Đường của Thái Lan chủ yếu được xuất khẩu sang các nước ASEAN. Trong đó, ngoại trừ thị trường Lào, xuất khẩu đường của Thái Lan sang các thị trường khác như Indonesia, Campuchia, Malaysia... đều giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2021.

Xuất khẩu Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn (Mã HS: 1701) của Thái Lan trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2021

Thị trường xuất khẩu

Tháng 3/2021 (tấn)

So với tháng 2/2021 (%)

So với tháng 3/2021 (%)

3 tháng năm 2021(tấn)

So với 3 tháng năm 2020 (%)

Tổng

216.565

-67,2

-70,6

842.533

-58,1

Indonesia

29.582

-91,6

-91,3

203.837

-77,8

Việt Nam

30.890

-51,0

-65,9

199.780

-0,8

Campuchia

65.254

31,8

29,6

141.556

-13,7

Malaysia

8.695

-65,7

-64,6

47.690

-35,5

Lào

13.551

-8,1

43,2

43.294

20,0

Đài Loan

17.213

87,2

-54,2

32.787

-71,8

Hàn Quốc

6.020

-69,9

-88,1

31.554

-83,0

Nhật Bản

417

-97,7

-97,3

29.219

-20,5

Singapore

9.917

62,7

-30,1

24.489

-35,7

Papua New Guinea

4.022

-50,4

-29,1

15.028

-13,4

Thị trường khác

31.004

-66,6

-68,8

73.299

-67,3

Nguồn: Hải quan Thái Lan. (Tổng hợp: Ngọc Bảo)

Đường nhập khẩu vẫn chi phối thị trường trong nước

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm nhập chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường trong nước.

Đặc biệt đường nhập khẩu từ Thái Lan vào giai đoạn trước khi áp thuế và đường nhập theo hình thức tránh né thuế chống phá giá và chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ Thái Lan bằng cách nhập khẩu từ các nước ASEAN (Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanma). 

Các nhà máy đang gặp khó khăn vì đã nâng giá mía lên cho nông dân nhưng tiêu thụ đường với mặt bằng giá mới không thể thực hiện trước sự cạnh tranh của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.

Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu chính ngạch hoặc nhập lậu qua biên giới hoàn toàn làm chủ thị trường bất chấp khủng hoảng logistic đối với đường chính ngạch và việc kiểm soát biên giới đối với đường nhập lậu. 

Đường sản xuất từ mía đang tồn kho không tiêu thụ được. Nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Mặc dù tiêu thụ đường khó khăn nhưng giá đường đến giữa tháng 4/2021 vẫn tăng 7.000 đồng/kg so với năm ngoái. Theo VSSA, nguyên nhân là do giá ở thị trường quốc tế tăng; giá đường nhập lậu cũng tăng lên khoảng 15.500 - 16.000 đồng/kg và chi phí sản xuất cũng tăng.

Cũng theo VSSA, vụ ép 2020 - 2021 của ngành đường Việt Nam krong tháng 4. Cộng với đường sản xuất từ mía trong nước đang tồn kho không bán được, sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 4/2021 cũng như tháng 5/2021 và ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.

Ngọc Bảo