Đối tượng bảo hộ sáng chế là gì? Ví dụ về đối tượng bảo hộ
Hình minh hoạ (Nguồn: ccmalta)
Đối tượng bảo hộ sáng chế
Khái niệm
Bảo hộ sáng chế trong tiếng Anh được gọi là Patent protection.
Đối tượng bảo hộ sáng chế là những gì có khả năng được bảo hộ độc quyền sáng chế. Ở một số quốc gia, hầu hết sáng chế đều được bảo hộ độc quyền.
Ở các quốc gia khác thì có phạm vi hạn chế hơn về đối tượng bảo hộ sáng chế. Tuy vậy, dù trong trường hợp nào thì rất nhiều đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế miễn là đáp ứng các yêu cầu về tính mới, tính hữu ích và tính không hiển nhiên.
Ví dụ
Hãy xem một bằng độc quyền sáng chế đã được cấp: Bằng độc quyền sáng chế Hoa Kỳ số 6.434955 cấp ngày 22/8/2002 có tên gọi "Máy làm lạnh sử dụng điện: chu kì làm mát được rút ngắn bằng việc áp dụng công nghệ vi điện tử cho điều hòa không khí thông thường".
Tóm tắt của sáng chế như sau:
Máy lạnh nhỏ dạng khối mới kết hợp các thiết bị làm lạnh nhiệt điện và hấp thụ cộng sinh. Hiệu suất tương đối thấp của mỗi chu kì có thể được khắc phục bằng sự kết hợp với chu kì khác.
Máy lạnh hấp thụ điện chỉ tích hợp những công nghệ hiện có. Nó có thể tạo ra mật độ làm lạnh lớn ở hiệu suất cao, nhưng không có các thành phần di động và có các vật liệu vô hại.
Qui trình điều khiển vật lí lúc đầu khá đơn giản chứ không có các hiệu ứng khối hoặc liên quan đến các electron hơn là dòng lưu chất.
Độ nhạy kém so với vảy sắt hứa hẹn mang lại những ứng dụng trong các lĩnh vực từ tản nhiệt máy tính cá nhân và ứng dụng vi tính đến điều hòa nhiệt độ trong ô tô và văn phòng.
Thẩm định viên sáng chế được giao thẩm định đơn đăng kí sáng chế này đã xác định khả năng bảo hộ cho sáng chế, tuy nhiên vẫn xem xét thêm 15 tài liệu có liên quan đến giải pháp kĩ thuật đã biết và sử dụng hai trong số tài liệu đó để bác bỏ yêu cầu bảo hộ của đơn được nộp.
Bằng độc quyền sáng chế được cấp gồm 19 điểm yêu cầu bảo hộ, chia làm hai phần: phần một gồm 11 điểm yêu cầu bảo hộ liên quan đến thiết bị, phần hai gồm 7 điểm yêu cầu bảo hộ liên quan đến phương pháp sử dụng.
Đối tượng bảo hộ sáng chế
Việc nắm rõ đốI tượng nào có thể được bảo hộ sáng chế là rất cần thiết và dướI đây là một số đốI tượng đó:
- Thiết bị và sản phẩm
Pháp luật sáng chế bảo hộ các thiết bị và sản phẩm. Đây là các đối tượng truyền thống của sáng chế. Do đó, có thể tìm thấy một lượng lớn giải pháp kĩ thuật về các đối tượng này ở những thời điểm trước đây rất lâu.
- Qui trình sản xuất /phương pháp sử dụng
Bằng độc quyền sáng chế có thể cấp cho qui trình sản xuất và phương pháp sử dụng. Nhiều qui trình sản xuất và phương pháp sử dụng liên quan đến các thiết bị cụ thể.
Người nộp đơn không bị hạn chế ở việc chỉ dùng một loại yêu cầu bảo hộ. Do đó, người nộp đơn đăng kí sáng chế thường có yêu cầu bảo hộ cho cả thiết bị và phương pháp sử dụng.
- Thành phần và chế phẩm hóa học
Tác giả sáng chế cũng có thể đăng kí bảo hộ cho thành phần hóa học, ví dụ, các thành phần hóa học trong lĩnh vực dược phẩm, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu và hóa dầu.
- Phân lập và mã hóa phân tử
Ở nhiều quốc gia (ví dụ, Hoa Kỳ và các nước châu Âu), các phân tử được phân lập và mã hóa theo chức năng và tác dụng tiềm năng của chúng có khả năng được bảo hộ độc quyền sáng chế.
- Sinh vật di truyền/trình tự gen
Một số quốc gia bảo hộ sáng chế đối với sinh vật di truyền. Để được bảo hộ, các sáng chế đó phải thực hiện chức năng của một trình tự gen.
- Chương trình máy tính
Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu chương trình máy tính có nên được bảo hộ độc quyền sáng chế hay không và các quốc gia cũng có những qui định khác nhau về đối tượng này.
- Sự cải tiến
Hầu hết bằng độc quyền là dành cho sáng chế có sự cải tiến so với các sáng chế có trước. Tuy nhiên, "sáng chế cải tiến" (improvement patent) lại là một thuật ngữ được dùng để chỉ một sáng chế mới có hiệu quả được cải tiến hoặc cao hơn so với các sáng chế trước đó.
(Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng kí sáng chế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO)