Đôi bên đều thiệt nếu Mỹ tước bỏ đặc quyền thương mại của Hong Kong
Ngày 27/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trước Quốc hội rằng Bộ Ngoại giao Mỹ không còn xem Hong Kong là đặc khu tự trị. Ông Pompeo đã đề cập đến dự luật an ninh quốc gia Hong Kong, làm dấy lên nhiều lo ngại về quyền tự chủ của đặc khu này.
"Xét theo các phát hiện mới, không ai với đủ nhận thức lại có thể khẳng định rằng Hong Kong hiện nay đang duy trì được mức độ tự trị cao tại Trung Quốc", ông Pompeo nói với Quốc hội Mỹ.
Vào chiều ngày 28/5, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua nghị quyết cho phép soạn thảo chi tiết dự luật nêu trên với sự tham vấn chính quyền Hong Kong.
Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong năm 2019 yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải chứng thực ít nhất mỗi năm một lần rằng Hong Kong vẫn duy trì đủ quyền tự chủ để nhận được ưu đãi đặc biệt, khác với chính sách áp dụng cho Trung Quốc đại lục.
Cho đến nay, Hong Kong vẫn được miễn trừ thuế quan mà chính phủ Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Nếu Hong Kong không còn được hưởng ưu đãi thương mại đặc biệt, chuyện gì sẽ xảy ra?
Tác động đến thương mại Mỹ - Hong Kong
Theo CNBC, thương mại song phương giữa nền kinh tế lớn nhất thế giới và Hong Kong sẽ chịu thiệt hại lớn nếu thuế quan được áp đặt.
Năm 2018, thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ với Hong Kong đạt tổng cộng hơn 66 tỉ USD, theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR). Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đến đặc khu này đạt 50,1 tỉ USD, trong khi nhập khẩu đạt 16,8 tỉ USD.
CNBC dẫn số liệu từ cơ quan thương mại và công nghiệp Hong Kong cho biết trong năm 2018, Hong Kong là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ về rượu vang, thứ 4 về thịt bò và thứ 7 về nông sản.
Các mặt hàng mà Mỹ thường xuyên nhập khẩu từ đặc khu hành chính này bao gồm máy móc và nhựa, theo USTR.
"Rủi ro lớn nhất khi Hong Kong mất đặc quyền thương mại là Mỹ sẽ hạn chế bán các công nghệ nhạy cảm cho doanh nghiệp Hong Kong", ông Mark Williams - nhà kinh tế trưởng tại khu vực châu Á của Capital Economics, nhận định.
"Các sản phẩm công nghệ nhạy cảm nêu trên chỉ chiếm khoảng 5% tổng nhập khẩu từ Mỹ của Hong Kong. Tuy nhiên, hạn chế doanh nghiệp Hong Kong tiếp cận nguồn cung công nghệ nhạy cảm sẽ xóa sổ một trong những lợi thế khác biệt của đặc khu này - một địa điểm kinh doanh gần kề Trung Quốc đại lục", ông Williams nói lí giải.
Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và Hong Kong đều gánh hậu quả
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, có hơn 1.300 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Hong Kong, bên cạnh 85.000 công dân Mỹ sinh sống và làm việc tại đây.
Cộng đồng quốc tế thường xem Hong Kong là một đặc khu tự trị hấp dẫn để kinh doanh. Cho nên, nếu Mỹ tước đặc quyền thương mại của Hong Kong, niềm tin đó sẽ bị lung lay.
"Các cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Mỹ cho thấy doanh nghiệp đã lên kế hoạch rút bớt đầu tư tại Hong Kong", Capital Economics thông tin. "Phần lớn thành công của Hong Kong là dựa vào khả năng thu hút vốn FDI và hưởng lợi từ việc tạo đất cho doanh nghiệp quốc tế cắm dùi", Capital Economics nói thêm.
Trong một tuyên bố ngày 26/5, Phòng Thương mại Mỹ cho biết quyền tự trị của Hong Kong dưới khuôn khổ "một quốc gia, hai chế độ" từ lâu đã là "một trong những tài sản quí giá" giúp hình thành nền kinh tế dựa trên qui tắc và minh bạch của đặc khu này.
"Thật quá sai lầm khi gây rủi ro cho đặc quyền thương mại của Hong Kong khi mà đây vốn là yếu tố quan trọng giúp Hong Kong trở thành điểm thu hút đầu tư và trung tâm tài chính quốc tế", Phòng Thương mại Mỹ nói. Cơ quan này còn thúc giục chính quyền Tổng thống Trump ưu tiên mối quan hệ tốt đẹp với Hong Kong.
Hiện tại, công dân Mỹ cũng đang được miễn thị thực (visa) đến Hong Kong. Tuy nhiên, Washington có thể công bố các hạn chế về thị thực nếu căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, các nhà phân tích cho hay.
"Quyết định của Ngoại trưởng Pompeo mở ra cánh cửa cho thuế quan trừng phạt đối với hàng nhập khẩu từ Hong Kong, hạn chế thị thực hoặc đóng băng tài sản của các quan chức hàng đầu trong chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc trước đó đã cảnh báo sẽ trả đũa nếu Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của họ", ông Rodrigo Catril - chuyên gia của Ngân hàng Quốc gia Australia, nhận định.
Tuy nhiên, Capital Economics cho rằng mặc dù việc Mỹ thu hồi đặc quyền thương mại của Hong Kong có thể gây ra hậu quả sâu rộng nhưng làm như vậy "sẽ không tác động trực tiếp đến vị thế quốc tế của Hong Kong".
Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) vẫn sẽ xem đặc khu này là một lãnh thổ hải quan độc lập. Đồng thời, các tổ chức như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và World Bank cũng vẫn sẽ coi Hong Kong là một thực thể riêng biệt.
Dù vậy, WTO khó có thể can thiệp vào chính sách của Mỹ nếu chính quyền ông Trump cân nhắc áp thuế quan với Hong Kong.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/