|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh thu mảng phụ trợ của Vietjet tiếp tục tăng trưởng hơn 40%

08:38 | 01/08/2019
Chia sẻ
Mảng phụ trợ của Vietjet tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong quí II năm nay, đóng góp hơn 2.800 tỉ đồng trong tổng doanh thu 12.664 tỉ.

Mảng phụ trợ tiếp tục tăng trưởng cao

Trong quí II/2019, CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air - Mã: VJC) đạt doanh thu 12.664 tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách 6.308 tỉ đồng; doanh thu từ các hoạt động phụ trợ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 42% lên 2.812 tỉ đồng.

Doanh thu chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay (S&L) đạt 2.537 tỉ đồng trong khi quí II năm ngoái không ghi nhận; doanh thu vận tải hàng không khác tăng 7,4 lần vượt mức 1.000 tỉ đồng.

vjc 3

Mảng phụ trợ của Vietjet đang tăng trưởng với tốc độ ấn tượng

Chi phí khai thác bay tăng hơn 16%, còn hoạt động S&L ghi nhận giá vốn vượt doanh thu do đó không có lợi nhuận.

Doanh thu tài chính tăng gấp 4 lần đạt 142 tỉ đồng chủ yếu do lãi tiền gửi, trong khi đó chi phí tài chính được cắt giảm do giảm dự phòng đối với cổ phiếu PVOil cộng thêm giảm lỗ chênh lệch tỷ giá; tuy nhiên lãi vay tăng hơn 46% lên 82 tỉ đồng.

Trong quí II, Vietjet tăng cường hoạt động bán hàng và tiếp thị, điều này khiến cho chi phí bán hàng tăng thêm 84% lên 282 tỉ đồng; chiều ngược lại chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 35% còn 42 tỉ đồng. Riêng chi phí nhân viên, tăng thêm 32% vượt con số 33 tỉ đồng trong quí.

Cộng thêm khoản lợi nhuận khác 19 tỉ đồng, Vietjet ghi nhận lãi ròng 621 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty hàng không nắm thị phần lớn nhất Việt Nam đạt doanh thu thuần 26.301 tỉ đồng, tăng trưởng 24%; biên lãi gộp đạt mức 13%; lợi nhuận ròng 2.084 tỉ đồng, tăng nhẹ 4%.

Trong giai đoạn này, báo cáo tài chính cho thấy việc lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh của Vietjet âm 2.270 tỉ đồng, so với 1.562 tỉ đồng nửa đầu năm 2018 do biến động mạnh các khoản phải thu.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư âm 1.439 tỉ đồng, do Vietjet chi hơn nghìn tỉ đồng đặt cọc mua máy bay.

Chính điều này khiến cho Vietjet phải bù đắp bằng việc đi vay, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính hơn 1.800 tỉ đồng.

Lưu chuyển tiền thuần trong kì hơn 1.900 tỉ đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Tiền mặt cuối kỳ giảm còn 5.265 tỉ đồng; đối với khoản mục chứng khoán đầu tư vào PVOil giá vốn 900 tỉ đồng đã phải dự phòng lên tới 412 tỉ đồng do giá cổ phiếu này giảm mạnh. 

Đặt cọc hơn 6.800 tỉ đồng mua máy bay

Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn tăng 5.380 tỉ đồng so với đầu năm; trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng hơn hai lần lê 5.882 tỉ đồng; phải thu ngắn hạn khác tăng 35% lên 9.115 tỉ đồng. 

Các khoản mục đáng chú ý trong phải thu ngắn hạn khác bao gồm: đặt cọc mua máy bay 3.383 tỉ đồng; đóng góp vào quỹ bảo dưỡng máy bay 2.079 tỉ đồng, tăng 75%; chi trả hộ bên liên quan là công ty Thái VZ gần 1.100 tỉ đồng, tăng 61%; khoản giảm giá mua hàng phải thu 1.433 tỉ đồng, tăng 173%; phải thu khác tăng hơn 3 lần lên 618 tỉ đồng...

Đối với khoản mục phải thu dài hạn khác, quỹ bảo dưỡng cho máy bay thuê giá trị gần 5.500 tỉ đồng; tiền đặt cọc mua máy bay tăng hơn 1.000 tỉ đồng lên 3.418 tỉ đồng; tiền cọc thuê máy bay 1.167 tỉ đồng; ngoài ra phải thu khác tăng gần 10 lần lên 569 tỉ đồng...

Hàng tồn kho tăng gần 30% lên 609 tỉ đồng, và giá trị xây dựng dở dang 1.800 tỉ đồng, tăng 46% so với đầu năm. 

Như đã nói, 6 tháng đầu năm Vietjet phải tăng cường vay nợ để bù đắp sự thiếu hụt dòng tiền, điều này khiến cho nợ vay ngắn hạn cuối kỳ của công ty đạt mức 7.308 tỉ đồng, tăng 47%; vay dài hạn vẫn giữ ở mức 545 tỉ đồng. 

Hai khoản mục đáng chú ý khác trong báo cáo tài chính của Vietjet là dự phòng phải trả ngắn hạn 2.006 tỉ đồng và dự phòng phải trả dài hạn 9.545 tỉ đồng. Đây chính là các khoản dự phòng chi phí bảo dưỡng máy bay đi thuê. 

Tại thời đểm 30/6/2019, vốn chủ sở hữu của Vietjet ở mức 15.623 tỉ đồng; trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 9.800 tỉ đồng. Công ty đang có kế hoạch mua lại 25 triệu cổ phiếu quĩ ngay trong quí III này. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đông A

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.