|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đô thị bền vững (Sustainable city) là gì? Tiêu chí đánh giá

11:20 | 20/11/2019
Chia sẻ
Đô thị bền vững (tiếng Anh: Sustainable city) là đô thị đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
AdobeStock_218415561-768x432

Hình minh hoa (Nguồn: meetingoftheminds)

Đô thị bền vững

Khái niệm

Đô thị bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable city.

Có thể nhìn nhận một đô thị bền vững là

"Đô thị đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai". 

Mục tiêu cần đạt

Cụ thể, một đô thị bền vững khi nó được định hướng đạt các mục tiêu sau đây:

- Cung cấp đủ điều kiện phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

- Cung cấp một môi trường sống đầy đủ, an toàn, lành mạnh và hấp dẫn.

- Làm giảm thiểu các tác động sinh thái trên lãnh thổ.

- Bảo vệ, bảo tồn và phục hồi các di sản văn hóa, thiên nhiên và lịch sử.

- Thúc đẩy công bằng, sự gắn kết cần thiết và hội nhập lãnh thổ và xã hội. 

- Qui hoạch và quản thống nhất, thúc đẩy sự tham gia của tất cả các cơ quan xã hội vào việc quản lãnh thổ.

- Quan hệ mật thiết với vùng.

Tiêu chí

Hệ thống các tiêu chí đô thị bền vững được đề xuất bởi các nhóm thuộc tính chung như sau: 

- Nhóm tiêu chí đô thị lành mạnh

Khái niệm đô thị lành mạnh được đề cập khá nhiều trong các quan niệm về đô thị bền vững, hướng đến môi trường đô thị lành mạnh và trách nhiệm của đô thị với môi trường toàn cầu. 

Do đó, nhóm các tiêu chí này kết hợp các chỉ số liên quan đến chất lượng môi trường đô thị, cấu trúc đô thị, sự trao đổi chất đô thị, và tính bền vững của hệ thống đô thị ở cấp địa phương.

- Nhóm tiêu chí đô thị hấp dẫn

Một ý nghĩa quan trọng khác trong thành tựu của một thành phố bền vững là đề cập đến chất lượng không gian đô thị, bởi vì một môi trường xây dựng chất lượng hấp dẫn, góp phần vào sự tương tác tập thể và ủng hộ sự gắn kết xã hội ở các thành phố. [Girardet, 2001]. 

Nhóm các tiêu chí này chỉ xem xét môi trường sống và chất lượng không gian đô thị thông qua các chỉ tiêu như khả năng tiếp cận với các dịch vụ địa phương, chất lượng của không gian công cộng, sức sống của thành phố và cảnh quan đô thị.

- Nhóm tiêu chí về an toàn đô thị

An toàn đô thị bao gồm nhiều vấn đề, từ sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản như y tế, giáo dục, đến việc bảo vệ chống tội phạm cũng như tác động của thiên tai [UN Habitat, 2007]. 

Nhóm tiêu chí thực hiện thành phố an toàn trong bối cảnh thành phố và phân tích an toàn của con người như quyền sử dụng đất và các chỉ số an toàn đô thị khác. 

Ngoài ra, việc xác định những khía cạnh cơ bản về an toàn an ninh tại các thành phố có tính đến tình trạng bất công, chỉ số thất nghiệp và tình trạng nghèo đô thị.

- Nhóm tiêu chí về đô thị hiệu quả, công bằng

Nhóm các tiêu chí này thực hiện một phân tích về năng lực thể chế, cung cấp các chỉ số phản ánh sự tồn tại và hiệu quả của các công cụ về chính sách, kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội… để quản và quản trị nguồn lực.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí kiến trúc – Hội kiến trúc sư Việt Nam)

Diệu Nhi