|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đau dạ dày, khó ngủ, khó thở,... có thể bạn đang mắc chứng kiệt sức trong công việc vì phải đóng nhiều vai trò, và đây là cách thoát ra khỏi áp lực đó

09:00 | 11/09/2021
Chia sẻ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, kiệt sức bắt nguồn từ "căng thẳng kinh niên tại nơi làm việc" và có ảnh hưởng tiêu cực đến "hiệu quả nghề nghiệp". Về cơ bản, nó xuất phát từ áp lực công việc vì vậy, chỉ có người giao việc mới có thể giải quyết vấn đề.
Sếp là người duy nhất có khả năng giúp nhân viên thoát khỏi tình trạng kiệt sức - Ảnh 1.

Trạng thái kiệt sức do công việc sẽ biểu hiện qua các cơn đau đầu, đau dạ dày, cảm giác khó ngủ và khó thở. (Ảnh: Theatlantic)

Một bài viết của Olga Khazan.

Vào đầu những năm 1970, nhà tâm lý học Herbert J. Freudenberger từng mở một phòng khám miễn phí để chữa trị cho những bệnh nhân nghèo ở thành phố New York (Mỹ). Freudenberger phải hoạt động gần như cả ngày, sau khi kết thúc 10 - 12 giờ làm việc  tại phòng khám tư nhân của mình, ông sẽ di chuyển đến phòng khám miễn phí và chữa bệnh đến khuya. Và mặc dù ông thực hiện mọi thứ vì lòng đam mê và nhiệt huyết nhưng nó vẫn khiến ông quá tải. 

Cuối cùng, phòng khám miễn phí, nơi ông từng tìm thấy rất nhiều ý nghĩa và niềm vui đã trở thành một nổi ám ảnh. Song, Freudenberger không phải là người duy nhất mắc phải "hội chứng kiệt sức", các bác sĩ đồng nghiệp của ông cũng ngày càng cáu kỉnh, hoài nghi và mệt mỏi hơn. Theo ông, trạng thái kiệt sức vĩnh viễn do công việc sẽ biểu hiện qua các cơn đau đầu, các bệnh liên quan đến dạ dày, vấn đề khó ngủ và khó thở.

"Kiệt sức vì đại dịch", "kiệt sức tuổi trung niên"

Ngày nay, các bài báo về "kiệt sức vì đại dịch" không còn xa lạ với nhiều người. Những lo sợ về sự mất mát, cảm giác tù túng, áp lực công việc và gia đình đã đẩy chúng ta vào trạng thái tương tự Freudenberger. Nghiên cứu cho thấy, xu hướng căng thẳng sẽ gia tăng khi đảm nhận một lúc quá nhiều vai trò. 

Nếu bạn là một người đã có con nhỏ, khi làm việc tại nhà, bạn không chỉ là phụ huynh mà còn là nhân viên và đồng nghiệp. Gần 3 triệu phụ nữ Mỹ bỏ việc từ khi đại dịch bùng phát, và một trong những nguyên dẫn đến con số này là do họ phải gánh vác quá nhiều trọng trách và không thể cân bằng.

Bất kỹ cũng có khả năng rơi vào tình trạng kiệt sức, ngay cả những người vô lo nhất. Gần đây, chúng ta thường được nghe về thuật ngữ "kiệt sức tuổi trung niên" (kiệt sức vì Pilates) nhưng suy cho cùng, cốt lõi của vấn đề này vẫn nằm ở công việc. Và theo các chuyên gia, không có thủ thuật nào có thể điều trị tình trạng này. Thay vào đó, họ cho rằng, kiệt sức là bắt nguồn từ nơi làm việc, vì vậy đây chính địa điểm tốt nhất để tìm ra cách khắc phục.

Về mặt khoa học, Giáo sư tâm lý học Christina Maslach, nhà nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ về vấn đề này cho biết, kiệt sức là cảm giác hoài nghi, thù ghét công việc dẫn đến việc tụt giảm hiệu suất. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, hội chứng này bắt nguồn từ "căng thẳng kinh niên tại nơi làm việc" và ảnh hưởng tiêu cực đến "hiệu quả nghề nghiệp". 

Năm yếu tố gây ra tình trạng kiệt sức

Theo Maslach, có năm yếu tố gây ra tình trạng kiệt sức. Đầu tiên, khối lượng công việc quá tải. Và hầu hết nhân viên phải làm thêm giờ trong đại dịch. Bên cạnh đó, chuyên gia quản lý Mandy O'Neill cho rằng, kiệt sức còn xuất phát từ tác động của văn hóa công ty đề cao lợi nhuận.  

Thứ hai, mức độ kiểm soát và quyền tự chủ. Như giáo sư hành vi-tổ chức Jeffrey Pfeffer từng viết: "Mọi người sẽ ngừng cố gắng nếu không lường trước được hậu quả của việc từ bỏ. Tại sao phải nỗ lực khi không thể kiểm soát được hành vi của mình, đó là sự nỗ lực không có kết quả?"

Thứ ba, không được khen thưởng và công nhận. Một giáo viên trung học từng nói với nhà tâm lý học tổ chức Adam Grant rằng, trạng thái kiệt sức vô định giống như cách chú chuột trên bánh xe chạy. Nó cố gắng rất nhiều, chạy thật nhanh nhưng không thể nào thoát khỏi vòng quay luẩn quẩn đó." Điều đó tương tự như cảm giác làm việc điên cuồng nhưng không thay đổi được kết quả và thái độ của người xung quanh dành cho mình.

Thứ tư, môi trường làm việc kém lành mạnh, thiếu công bằng. Mọi người đang thực sự giao tiếp với nhau hay chủ đơn giản là vụ lợi bằng cách trao đổi thông tin. Và liệu sếp của bạn có đang thiên vị một ai đó hay không? 

Cuối cùng, công việc vô nghĩa. Suy nghĩ tạo nên động cơ. Động cơ dẫn đến giá trị của hành động. Nếu là một luật sư bạn sẽ dành 60 giờ/tuần để giúp người vô kêu oan hay cố gắng giành chiến thắng để nhận về một khoản lương hậu hĩnh?

Kiệt sức là tập hợp các "triệu chứng trầm cảm liên quan đến công việc"?

Theo một số nghiên cứu về giáo viên của Renzo Bianchi, nhà tâm lý học Thụy Sĩ, phần lớn giáo viên kiệt sức thường có triệu chứng của bệnh trầm cảm vừa hoặc nặng. Các nghiên cứu khác phát hiện ra rằng "các biểu hiện kiệt sức và trầm cảm thường tập hợp và phát triển song song". Điều này cho thấy, kiệt sức có thể được hiểu là một tập hợp các "triệu chứng trầm cảm liên quan đến công việc".

Theo đó, Bianchi đã đưa ra một cách để xác định xem liệu căng thẳng trong công việc có dẫn đến chứng trầm cảm (giống như kiệt sức) hay không. Hãy trả lời câu hỏi sau: Khi đối diện với cảm giác tồi tệ, bạn có khả năng giải quyết, vượt qua nó hay không? Nếu câu trả lời là có, đó không phải là biểu hiện của bệnh trầm cảm.

Nhưng nếu bạn không thể làm gì, không tìm ra lối thoát, thụ động chịu đựng và bị đè nén bởi những tác động tiêu cực thì sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn đang bị đe doạ. Ngày nay, rất nhiều người rơi vào sự "chịu đựng thụ động" và đây là một trong những trạng thái tồi tệ nhất. 

Sếp là người duy nhất có khả năng kéo bạn khỏi tình trạng kiệt sức

Trên internet có rất nhiều bài hướng dẫn cách chữa trị hội chứng kiệt sức như tự chăm sóc bản thân, thiết thói quen lành mạnh hàng ngày hay tìm đến bác sĩ trị liệu. Nhưng trên thực tế, vấn đề nằm ở môi trường và cách làm việc và nguyên nhân không hoàn là do người lao động. 

Trong một nghiên cứu năm 2014, hơn một phần tư người Mỹ làm việc từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng và bị đe dọa sẽ sa thải nếu nghỉ phép vì lý do sức khoẻ. Rất nhiều người phải làm việc từ 10 - 12 giờ/ngày sau đó tăng ca từ 8 giờ tối đến nửa đêm và không có ngày nghỉ cuối tuần. 

Theo đó, O'Neill đã đưa ra các mẹo để tránh kiệt sức, chẳng hạn như ngủ nhiều hơn, tăng thời gian dành cho những công việc yêu thích, và làm việc tại nhà để tránh mặt đồng nghiệp khó ưa. Và Giáo sư George Mason đã phát hiện ra rằng, tình bạn tại nơi làm việc giúp bảo vệ chúng ta khỏi tình trạng kiệt sức. 

Nhưng một lần nữa, tất cả những thay đổi này đều phụ thuộc vào nhà tuyển dụng. Cấp trên phải giảm giờ làm để bạn có thể ngủ nhiều hơn, giảm khối lượng công việc khiến nhân viên thấy khó chịu và duyệt đơn xin làm việc tại nhà của họ cũng như tổ chức các buổi tiệc nội bộ để gắn kết nhân viên. Tất cả những giải pháp trên đều phục thuộc vào quyết định của cấp lãnh đạo.

Tạm kết

Do đó, cấp trên chính là một phần của giải pháp. Nhưng số lượng nhân viên quản lý của các doanh nghiệp thường rất ít và điều này đã gây cản trở quá trình cải thiện chất lượng tinh thần cho người lao động. 

Cấp quản lý có quá nhiều nhiệm vụ phải làm và họ quá bận rộn đến nỗi khó có thể quan tâm hoặc chăm sóc cho người khác. Nhưng sau đại dịch, nền kinh tế vẫn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. 

Lúc đó chất lượng của môi trường làm việc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư duy và quyền lực của người lãnh đạo. Vì vậy, nếu không muốn hoặc không thể cho tất cả nhân viên nghỉ việc vì kiệt sức, hãy quan tâm và chăm lo nhiều hơn đến sức khoẻ tinh thần của họ.

Quỳnh Hoa