Thất bại đôi khi không nằm ở sự thiếu hiểu biết mà tự ti, rụt rè mới chính là nguyên nhân cản trở thành công
Một bài viết của Tiến sĩ Triết học Katy Milkman.
Bạn có muốn nghe những lời thuyết giảng khô khan và cảm khó chịu khi nhận quá nhiều lời khuyên không mong muốn? Mọi người điều có khả năng nhận biết được vấn đề của mình và cách khắc phục chúng, nhưng thực hành mới là thách thức thật sự. Đó là nguyên nhân khiến những người có tài vẫn đang vật lộn với mục tiêu của mình.
Tiến sĩ Triết học Lauren Eskreis-Winkler từng làm một cuộc khảo sát trên những người Mỹ đang cố gắng tiết kiệm tiền, giảm cân, kiềm chế tính nóng nảy và tìm kiếm việc làm. Và kết quả cho thấy, họ có rất nhiều ý tưởng và phương pháp hay, nhưng trên thực tế, không phải ai cũng đạt được thành công. Điều đó đã thôi thúc Lauren tìm kiếm nguyên nhân thật sự dẫn đến thất bại. Và nó liên quan đến một loại thiếu tự tin trong hành động mà nhà tâm lý học huyền thoại Al Bandura gọi là "sự thiếu hiệu quả bản thân".
Hiệu quả bản thân là sự tự tin của một người vào khả năng kiểm soát hành vi, động cơ và hoàn cảnh xã hội của họ. Song, những người đang cố gắng đạt được mục tiêu đôi khi bị cản trở bởi những bất an tâm lý và thậm chí không thể thiết lập mục tiêu ban đầu.
Khi lời khuyên phản tác dụng
Khi chúng ta không tin vào khả năng thay đổi của mình, ta không thể tiến bộ. Nghiên cứu cho thấy, các sinh viên ngành khoa học và kỹ thuật tin tưởng vào năng lực của mình thường đạt được thành tích cao và không bỏ học giữ chừng. Và khi tin vào khả năng giảm cân, thói quen ăn uống và tập thể dục sẽ được cải thiện rõ rệt.
Thông thường, một số người cho rằng thiếu hiểu biết chính là nguyên nhân cản trở sự thành công vì vậy họ chọn cách đưa ra lời khuyên cho người khác. Nhưng sẽ ra sao nếu vấn đề không nằm ở kiến thức mà nguyên là do sự thiếu tự tin? Khi đó, những lời khuyên chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Theo Lauren, mọi người thường tự suy đoán động cơ phía sau hành động của người khác. Và điều đó khiến ta vô tình làm giảm nhuệ khí của họ. Nếu việc đưa ra lời khuyên có thể hủy hoại sự tự tin, hãy biến mình thành một cố vấn và tạo ra động lực bằng cách khuyến khích họ chia sẻ kiến thức của mình.
Cải thiện hiệu quả bản thân bằng cách cho lời khuyên
Vào năm 2018, trong một thí nghiệm của Katy Milkman, Lauren, Angela Duckworth và Dena Gromet về việc cải thiện kết quả học tập của học sinh, gần 2.000 học sinh ở bảy trường trung học đã trả lời các câu hỏi ngắn: Bạn có tránh được sự trì hoãn không? Đâu là nơi giúp bạn tập trung? Và bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho những người muốn cải thiện kết quả học tập của mình?
Kết quả cho thấy, những học sinh trả lời câu hỏi cuối cùng có kết quả học tập tốt hơn, đặc biệt đối với môn toán. Tất nhiên, việc đưa ra lời khuyên không thể biến học trung bình thành thủ khoa, nhưng nó đã tạo ra những tác động tích cực. Từ học sinh giỏi đến học sinh kém đều đạt được cải thiện nhỏ trong điểm số khi bắt đầu tư vấn cho bạn bè đồng trang lứa.
Việc đưa ra lời khuyên mang lại niềm vui cho học sinh. Vì trước đó, họ chưa bao giờ được hỏi về những góc nhìn sâu sắc. Khi được yêu cầu cho lời khuyên, ta luôn cố gắng đạt được kỳ vọng của người khác. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tự tin của bản thân.
"Hiệu ứng nói là tin"
Lời khuyên dựa trên kinh nghiệm cá nhân sẽ điều chỉnh hành vi của bạn. Cụ thể, khi được yêu cầu gợi ý về chế độ ăn kiêng hiệu quả, một người ăn chay trường sẽ đưa ra những lời khuyên về những loại rau củ tốt cho sức khoẻ. Trong khi, một giám đốc bận rộn sẽ đề xuất chế độ tập luyện để giữ giữ dáng.
Nói tóm lại, khi được ai đó nhờ tư vấn, ta thường đưa ra các phương pháp từng hiệu quả với bản thân. Nhưng liệu bạn có thấy cắn rứt lương tâm khi cho lời khuyên sai sự thật. Điều đó sẽ xảy ra khi ta khuyên người khác làm những thứ mình không thực hiện thường xuyên. Trong tâm lý học, chúng tôi gọi đó là "hiệu ứng nói là tin". Vì sau khi bạn nói điều gì đó với người khác, nhiều khả năng bạn sẽ tin vào nó.
"Hiệu ứng nói là tin" tạo ra động lực giúp ta loại bỏ những vấn đề cá nhân. Ví dụ, khi bạn khuyên một người đừng lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ, bạn cũng sẽ nhìn nhận lại hành động của chính mình và cảm thấy xấu hổ khi mắc phải sai lầm tương tự.
Tạm kết
Nếu muốn tận dụng sức mạnh của lời khuyên, hãy thành lập một câu lạc bộ tư vấn. Hoặc đơn giản hơn, hãy thường xuyên hỏi ý kiến và đưa ra lời khuyên cho những người xung quanh bạn. Lúc đó, mọi người sẽ thúc đẩy sự tự tin lẫn nhau nhằm tìm ra cách giải quyết vấn đề của riêng mình. Đồng thời, việc giúp đỡ đồng nghiệp cũng sẽ khiến bạn tự tin và ít dựa dẫm vào họ.
Khi đối mặt với thử thách, hãy tự đưa ra lời khuyên cho chình mình bằng cách trả lời câu hỏi sau: "Nếu một người bạn hoặc đồng nghiệp đang gặp khó khăn, tôi sẽ đưa ra lời khuyên gì cho họ?". Lúc đó, góc nhìn của người ngoài cuộc sẽ giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách khách quan, tự tin và sáng suốt hơn.