Những ngày làm việc dài lê thê, nhiều thời gian chết: Tại sao nên rút ngắn giờ làm xuống 4 thay vì 6 ngày/tuần?
Một bài viết của Alex Soojung-Kim Pang.
Gần đây, Iceland gây chú ý khi cho hơn 2.500 nhân viên thử nghiệm chế độ làm việc 35 - 36 giờ/tuần (tương đương với 4 ngày) mà không bị trừ lương. Theo đó, chất lượng sống của họ đã được cải thiện rõ rệt. Họ cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh và ít căng thẳng hơn. Bởi lẽ, hình thức làm việc này giúp tăng năng suất, khả năng sáng tạo và cải thiện tình trạng kiệt sức ở cấp nhân viên và lãnh đạo.
Song, điều này hoàn toàn trái ngược với sự vội vã của một xã hội hiện đại đang hoạt động 24/7 không ngừng nghỉ. Tại đây, sự miệt mài này được xem là chìa khoá thành công của các tỷ phú công nghệ, vận động viên chuyên nghiệp, các công ty tỷ UDS và là động lực của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng đại dịch đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giảm tải giờ làm và phong trào giảm giờ làm hiện vẫn đang diễn ra trên khắp thế giới.
Phong trào giảm giờ làm xuất hiện trước khi đại dịch bùng nổ
Trên thực tế, Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi bắt nguồn của thuật ngữ "kiệt sức" đã bắt đầu rút ngắn thời gian làm việc trước khi đại dịch xảy ra. Lý do là vì công nhân của các công ty dịch vụ - sáng tạo chuyên nghiệp, công ty khởi nghiệp phần mềm, nhà hàng, nhà máy và viện dưỡng lão có quy mô dưới 100 người đang đối diện với vấn đề làm việc quá sức.
Tuy hầu hết các công ty này đều được dẫn dắt bởi những nhà sáng lập dày dạn kinh nghiệm nhưng họ vẫn không thể thoát khỏi mối đe dọa về khủng hoảng tinh thần vì phải làm việc quá sức trong thời gian dài. Đây được xem là một phương pháp làm việc không bền vững và không ai có thể phũ nhận được lợi ích của ba ngày nghỉ cuối tuần. Đây là thời gian quý báu cho các hoạt động gia đình, phục hồi năng lượng, tập thể dục, trao dồi các kỹ năng và theo đuổi sở thích...
Để việc giảm giờ làm nhưng không ảnh hưởng đến năng suất công việc, các công ty luôn phải đảm bảo 3 quy tắc: 1) Thắt chặt cuộc họp; 2) Sử dụng "thời gian tập trung"; 3) Dùng công nghệ một cách có ý thức. Các nghiên cứu cho thất, việc sử dụng công nghệ có ý thức giúp nhân viên văn phòng tiết kiệm được 2 - 4 giờ/ngày bằng cách loại bỏ các quy trình lỗi thời, đa nhiệm, gây gián đoạn cuộc họp.
Ví dụ, công ty tư vấn kỹ thuật số ELSE của Flocc London (Anh) khuyến khích nhân viên trình bày ngắn gọn trong các cuộc họp nội bộ trong khi agency IIH Nordic (Đan Mạch) sử dụng đồng hồ đếm ngược để giới hạn thời gian thảo luận. Và thời gian làm việc tập trung được nâng cao, ta sẽ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động khác. Công ty Glasgow Pursuit Marketing (Anh) thậm chí còn cung cấp bữa sáng miễn phí nhân viên trước giờ làm việc chính thức.
Chiến lược chiêu mộ nhân tài kiểu mới của các công ty khởi nghiệp
Nhiều công ty nhận thấy năng suất lao động, doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể khi chuyển sang chế độ làm việc 4 - 5 ngày/tuần. Từ cuối năm 2018, công ty truyền thông sức khỏe Synergy Vision (Anh) đã áp dụng giờ làm việc này. Điều đó đã khiến 51% nhân viên cảm thấy "rất hạnh phúc" (tăng từ 12%) và 88% nhân viên có đủ thời gian cho các công việc cá nhân (tăng từ 54%). Và thật đáng kinh ngạc khi đã cắt giảm một ngày làm việc nhưng 79% vẫn có đủ thời gian để hoàn thành tất cả nhiệm vụ.
Do đó, điều này đã tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự và thu hút nguồn lao động chất lượng. Đồng thời, đây được xem là lợi thế cạnh tranh trong việc chiêu mộ nhân tài của các công ty khởi nghiệp, các công ty nhỏ so với các ông lớn tại Thung lũng Silicon.
Rich Leigh, nhà sáng lập công ty Radioactive PR ở Gloucester (Anh) đã chuyển sang làm việc 4 ngày/tuần từ năm 2019 cho biết: “Vào vài năm trước, các công ty thương mại điện tử Hàn Quốc như Woowa Brothers đã sử dụng chế độ làm việc này để thu hút nhân sự của Samsung và LG. Và điều đó đã góp phần đưa giá trị công ty lên hơn 4 tỷ USD. Vì vậy, các công ty không thua lỗ, họ chỉ đang tìm cách sở hữu lực lượng lao động hạnh phúc, khỏe mạnh và năng suất hơn."
Sự đổi mới sau đại dịch
Các công ty từng áp dụng chế độ làm việc này phản ứng rất nhanh trước những thách thức của đại dịch. Trên thực tế, rút ngắn thời gian làm việc giúp rèn luyện tinh thần trách nhiệm và tăng sự tập trung của nhân viên. Vì vậy, kể cả khi nền kinh tế bị đóng cửa và mọi người buộc phải làm việc tại nhà thì thói quen đó vẫn không hề bị xoá bỏ. Do đó, chất lượng công việc vẫn được đảm bảo mà không cần đến sự giám sát rườm rà.
Hình thức làm việc từ xa trong đại dịch đã chứng minh lợi ích của việc sử dụng công nghệ có ý thức. Nhờ đó, nhân viên cảm thấy bớt căng thẳng và có nhiều thời gian rảnh hơn. Khi làm việc tại nhà cướp đi ranh giới giữa thời gian cá nhân và giờ hành chính, thời gian làm việc ngắn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình thích ứng của nhân viên.
Paul McNulty, nhà sáng lập công ty 3D Issue chỉ vừa mới áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần vào giữa năm 2020 cho biết: “Ngay lập tức, bạn thấy nhân viên của mình trở nên hạnh phúc hơn. Điều đó rất tuyệt vời." Trước những diễn biến không mong muốn, McNulty đã đề xuất hai giải phát: Tăng lương hoặc rút ngắn giờ làm. Và giảm giờ hành chính là điều họ chọn. Điều này đã khiến họ, đặc biệt là các nhân viên đã lên chức bố, mẹ cảm thấy trung thành hơn với công ty khi có thời gian để suy nghĩ kỹ hơn về cách làm việc của mình.
Chế độ làm việc của tương lai
Bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sức khỏe cộng đồng không phải là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần. Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, các công ty sống sót sau đại dịch phải trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Vì mặc cho mọi thứ có bình thường trở lại, ta vẫn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc khủng hoảng kế tiếp.
Cuộc khảo sát của Be The Business, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London (Anh) cho thấy, có 18% công ty ở Anh sẵn sàng chuyển sang tuần làm việc 4 ngày sau khi đại dịch kết thúc. Gần đây, các chính trị gia Scotland, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sự thay đổi này. Ở Mỹ, chiến dịch khuyến khích các công ty làm việc 4 ngày/tuần đã được bắt đầu vào cuối tháng 6/2021...
Bên cạnh đó, một báo cáo tại cũng Anh cho thấy sự tác động tích cực của mô hình này đến môi trường khi có khả năng giảm lượng khí thải carbon toàn quốc xuống 21,3%/năm nhờ vào mức tiêu thụ năng lượng thấp do ít đi lại. Đây là điểm tương đồng với nhu cầu sử dụng phương tiện di chuyển trong đại dịch. Mọi người dành nhiều thời gian rảnh hơn cho các hoạt động ít sử dụng carbon như tự chuẩn bị bữa ăn, đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì lái xe.
Tạm kết
Rút ngắn thời gian làm việc mang lại lợi ích cho các khu vực và quốc gia đang cố gắng thu hút nhân tài toàn cầu và hạn chế tình trạng chảy máu chất xám. Nó góp phần tạo nên một nền kinh tế năng suất khi tận dụng hiệu quả công nghệ và hạn chế sự gián đoạn của quá trình tự động hoá và trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, nó còn giúp ta phát triển tầm nhìn lành mạnh hơn về công việc và thời gian.
Trong những thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa, gia công phần mềm, tự động hóa, số hóa và sự trỗi dậy của nền kinh tế biểu diễn khiến con người phải làm việc trong nhiều giờ để chứng minh giá trị bản thân. Nhưng một trong những bài học quan trọng nhất mà chúng ta có thể học được từ các công ty áp dụng mô hình làm việc 4 ngày/tuần là: Văn hóa phù hợp sẽ tạo nên khái niệm sáng tạo bền vững. Trong đó, công việc và cuộc sống được cân bằng tốt hơn và sự nghỉ ngơi đúng lúc giúp khai thác niềm đam mê của nhân viên.