|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ty có vốn hóa siêu lớn (Mega Cap) là gì? Nội dung liên quan đến công ty có vốn hóa siêu lớn

11:57 | 08/11/2019
Chia sẻ
Công ty có vốn hóa siêu lớn (tiếng Anh: Mega Cap) là một tên gọi cho các công ty lớn nhất trong thế giới đầu tư được đo bằng vốn hóa thị trường.
Nano Cap (2)

Hình minh họa

Công ty có vốn hóa siêu lớn (Mega Cap)

Khái niệm

Công ty có vốn hóa siêu lớn trong tiếng Anh là Mega Cap.

Công ty có vốn hóa siêu lớn là một tên gọi cho các công ty lớn nhất trong thế giới đầu tư được đo bằng vốn hóa thị trường. Trong khi các ngưỡng xác định thay đổi theo điều kiện thị trường thì công ty có vốn hóa siêu lớn thường đề cập đến các công ty có vốn hóa thị trường trên 200 tỉ đô la. 

Nhiều công ty tự hào về sự nhận diện thương hiệu mạnh và hoạt động tại các thị trường lớn trên thế giới như Apple (AAPL), Amazon (AMZN) và Facebook (FB).

Những nội dung liên quan đến công ty có vốn hóa siêu lớn

Các cổ phiếu vốn hóa siêu lớn thường có ảnh hưởng đáng kể trong các ngành công nghiệp khác nhau do qui mô và khối lượng hàng hóa và dịch vụ được bán trong một khoảng thời gian nhất định. Apple, chẳng hạn, nắm giữ mức vốn hóa thị trường lớn hơn 800 tỉ USD nhờ tiếp tục tăng sức mạnh trong doanh số iPhone, trong khi Amazon đạt đến đỉnh cao mới về sự thành công của hoạt động bán lẻ và dịch vụ web. 

Ngày nay, có khoảng 10 công ty được giao dịch tại Hoa Kỳ nắm giữ vốn hóa hơn 300 tỉ đô la, hầu hết trong số họ hiện đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Trước đây, các công ty blue-chip như ExxonMobil (XOM) và General Electric (GE) nắm giữ hầu hết các ghế này vì các nhà đầu tư tin tưởng họ để trả cổ tức ổn định và lợi nhuận ổn định.

Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa siêu lớn không còn bị hạn chế ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Sự tăng trưởng ổn định ở các thị trường mới nổi trong thập kỉ qua đã dẫn đến sự đại diện lớn hơn của các cổ phiếu từ các quốc gia khác. Đặc biệt là Trung Quốc, hiện là mái nhà của hai trong số các công ty toàn cầu lớn nhất của Tencent và Alibaba (BABA).

Trên cơ sở ngành, sự bùng nổ hàng hóa vào đầu những năm 2000 đã dẫn đến nhiều công ty năng lượng và tài nguyên đạt được trạng thái vốn hóa siêu lớn. Mặt khác, sự sụt giảm nghiêm trọng của các ngân hàng Mỹ và châu Âu sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 đã kéo một số ngân hàng lớn nhất xuống dưới trạng thái vốn hóa siêu lớn. 

Và ngày nay, làn sóng công nghệ đột phá và tân tiến đã vực dậy toàn bộ ngành và nhiều thành phần của nó lên một tầm cao mới. Nhiều công ty lớn nhất ở Mỹ hiện có mối quan hệ khăng khít với công nghệ tiên tiến nhưng cũng tự hào về lợi nhuận đáng kể.

Hạn chế của cổ phiếu vốn hóa siêu lớn

Thị trường chứng khoán, được đo bằng S&P 500, đang được dẫn đầu bởi một số ít cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. Sự lãnh đạo tập trung này khiến các nhà đầu tư lo lắng về khả năng cho một bong bóng công nghệ khác. 

Nếu những cổ phiếu được lựa chọn này phải trải qua một cuộc suy thoái kéo dài, nó có thể có tác động đáng kể đến một thị trường rộng lớn hơn. Xu hướng này phản ánh khuynh hướng của nhà đầu tư đổ dồn vào một phân khúc của thị trường, thay vì tuân theo các chiến lược đầu tư cơ bản là tái cân bằng và luân chuyển ngành.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH