|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ chế kiểm soát (Control Mechanism) là gì? Kĩ năng thiết lập cơ chế kiểm soát

09:30 | 17/10/2019
Chia sẻ
Cơ chế kiểm soát (tiếng Anh: Control Mechanism) là cách thức vận hành của hệ thống kiểm soát.
2015-12-01_100348

Cơ chế kiểm soát (Control Mechanism) (Nguồn: loopaa)

Cơ chế kiểm soát (Control Mechanism)

Cơ chế kiểm soát - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Control Mechanism.

Cơ chế kiểm soát được hiểu là cách thức vận hành của hệ thống kiểm soát trong mối quan hệ với các phân hệ quản trị khác nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kiểm soát với kết quả và hiệu quả cao nhất. (Theo Business Dictionary)

Kĩ năng thiết lập cơ chế kiểm soát

Sau khi đã thiết kế xong các trung tâm kiểm soát các nhà quản trị cao cấo cần nghiên cứu và xác định cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm soát bao gồm cơ chế vận hành các bộ phận kiểm soát cũng như mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát với hệ thống quản trị.

Để vận hành có kết quả và hiệu quả như mong muốn các mối quan hệ này đều phải được luật hóa bằng các qui định ghi trong nội qui, qui chế hoạt động của doanh nghiệp.

Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi trung tâm kiểm soát

Các nhiệm vụ của từng trung tâm kiểm soát bao gồm nhiệm vụ thuộc chức năng phối hợp và nhiệm vụ thuộc chức năng dịch vụ. Điều kiện là các nhiệm vụ phải hết sức cụ thể, rõ ràng và phải phù hợp với mô hình quản trị.

- Trách nhiệm của mỗi trung tâm kiểm soát là hoàn thành nhiệm vụ của trung tâm đó. Việc xác định trách nhiệm phải rất cụ thể và rõ ràng mới làm cơ sở để hệ thống kiểm soát vận hành trôi chảy.

- Quyền hạn của mỗi trung tâm kiểm soát là quyền được sử dụng nguồn lưc để hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát với hiệu quả cao nhất. Nguồn lực là điều kiện để thực hiện kiểm soát có kết quả và hiệu quả mong muốn nên phải xác định cụ thể cho mỗi trung tâm kiểm soát.

Cần chú ý đến điều kiện để hệ thống kiểm soát vận hành có hiệu quả:

- Tại từng trung tâm kiểm soát phải đảm bảo tính rõ ràng và tính cân xứng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn: nhiệm vụ nhiều thì trách nhiệm phải cao và có quyền hạn tương xứng và ngược lại.

- Trong toàn bộ hệ thống kiểm soát: nhiệm vụ của các trung tâm kiểm soát cấp thấp hơn phải thống nhất với nhiệm vụ của trung tâm kiểm soát cấp cao hơn.

Về cơ chế vận hành của hệ thống kiểm soát trong hệ thống quản trị doanh nghiệp

Sau khi thiết kế cơ chế vận hành hệ thống kiểm soát các nhà quản trị cao cấp cần xác định mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát với hệ thống quản trị trong toàn doanh nghiệm cũng như từng bộ phận của doanh nghiệp.

Muốn vậy, phải xác định rất rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống kiểm soát trong mối quan hệ với nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận quản trị khác trong toàn bộ hệ thống quản trị doanh nghiệp. (Theo Giáo trình Kiểm soát, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu