|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chương trình Lương thực thế giới (World Food Programme - WFP) là gì?

19:36 | 19/10/2019
Chia sẻ
Chương trình Lương thực thế giới (tiếng Anh: World Food Programme, viết tắt: WFP) là chương trình viên trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc, và là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới giải quyết nạn đói.
chương trình lương thực thế giới

Chương trình Lương thực thế giới

Khái niệm

Chương trình Lương thực thế giới trong tiếng Anh là World food programme, viết tắt là WFP.

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) là chương trình viên trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc, và là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới giải quyết nạn đói.

WFP chính thức được thành lập theo Nghị quyết 4/65 của Đại Hội đồng FAO và Nghị quyết 2095 (XX) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 6 và 20/12/1965. 

Trước đó, WFP được hoạt động thừ nghiệm trong 3 năm (1961-1963) theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Đại Hội đồng FAO năm 1961. Trụ sở WFP đóng tại Rôm, Ý.  

Nguồn tài chính của WFP

Ngân sách hoạt động của WFP được trích từ các nguồn sau:

- Ngân sách thường xuyên do các nước và tổ chức quốc tế đóng góp tự nguyện (khoảng trên 1,2 - 1,5 tỉ USD/năm) trong đó đứng đầu là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh. Trên cơ sở xác định nguồn ngân sách 2 năm một lần, Hội nghị đóng góp của WFP được tổ chức tại Liên hợp quốc để các nước tuyên bố đóng góp tự nguyện.

- Ngân sách do các nước tham gia Công ước viện trợ lương thực đóng góp (hiện nay có khoảng 120 nước đóng góp).

- Hính thức đóng góp được tuyên bố là trên cơ sở tự nguyện: 1/3 bằng tiền mặt; 1/3 bằng hiện vật và 1/3 là dịch vụ chuyên chở số lương thực đóng góp tới nước nhận.

- Ngân sách dự trữ lương thực khẩn cấp quốc tế (khoảng 500.000 tấn/năm).

Sứ mệnh của WFP

WFP viện trợ không hoàn lại thông qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội hoặc viện trợ khẩn cấp. Hình thức viện trợ là cung cấp lương thực, thực phẩm (không hoàn lại) cho các nước đang phát triển để giúp các nước này thực hiện thành công các dự án phát triển kinh tế và xã hội hoặc cứu trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm nhằm cứu trợ nạn nhân các quốc gia đang phát triển gặp thiên tai địch họa.

Cơ cấu tổ chức

Đứng đầu WFP là một Giám đốc Điều hành GĐĐH do Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc FAO bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Giám đốc Điều hành WFP hiện nay là ông James T. Morris, quốc tịch Hoa Kỳ.

Một số nét về hoạt động của WFP

WFP đóng vai trò kép: vừa là một kênh quốc tế quan trọng về cung cấp lương thực cứu trợ khẩn cấp, vừa là tổ chức cung cấp viện trợ lương thực chủ yếu hỗ trợ các hoạt động phát triển. Viện trợ của WFP là nguồn viện trợ không hoàn lại lớn nhất trong hệ thống LHQ cho các nước đang phát triển. 

Tính từ năm 1963 đến nay, WFP đã huy động được trên 25 tỉ USD và trên 50 triệu tấn lương thực, thực phẩm để giúp đỡ những người nghèo trên thế giới. Thông qua các dự án "Food for Work", viện trợ của WFP giúp tạo việc làm nâng cao thu nhập cho dân nghèo, khôi phục hạ tầng cơ sở nông thôn, bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo. 

Các lĩnh vực WFP ưu tiên bao gồm: Các hoạt động hỗ trợ phòng chống thiên tai; Sức khoẻ và dinh dưỡng; Thuỷ lợi và Trồng rừng.

(Theo mofahcm.gov.vn)

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.