Trong quý IV, 20 công ty chứng khoán bơm thêm 21.868 tỷ đồng để cho vay margin. Tổng giá trị cho vay ký quỹ của 20 công ty này tại thời điểm 31/12/2020 là 75.201 tỷ đồng, tăng 27.388 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2019.
Thống kê phiên giao dịch hôm nay (29/1), khối ngoại đẩy mạnh mua ròng tới 1.128 tỷ đồng trên toàn thị trường, tâm điểm giao dịch là cổ phiếu MWG. So với phiên giao dịch trước, đà mua ròng đã tăng gần hai lần.
Phiên giao dịch hôm nay (29/1), các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) thực hiện cơ cấu danh mục trước khi các rổ chỉ số VN30 và VN Diamond chính thức có hiệu lực vào ngày 1/2.
Thị trường hồi phục tích cực phiên hôm nay, có thời điểm VN-Index tăng hơn 50 điểm. Sự khởi sắc của thị trường đến từ việc tăng giá của hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Tin kinh tế, tài chính hôm nay có các tin nổi bật như: Dịch COVID-19 ngày 29/1: Thêm 9 ca mới ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương; Những doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020: VHM, VRE, VSN, VPI, NBB; Chứng khoán Mỹ hồi phục sau phiên bán tháo, Dow Jones bật tăng 300 điểm.
Trong phiên giảm điểm kỷ lục, tự doanh và khối ngoại đồng thời rót vốn 875 tỷ đồng, tập trung gom cổ phiếu. Trong khi đó, NĐT cá nhân tháo chạy 890 tỷ đồng và là bên bán ròng duy nhất trên thị trường.
Sau phiên giảm điểm kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) lên tiếng bày tỏ tin tưởng thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng vì nền tảng thị trường đã tốt hơn so với trước đây.
Nếu như hai phiên giảm sâu ngày 16/1 và 26/1 được các công ty chứng khoán gọi là “thứ Ba đen tối”, thì phiên lao dốc kỷ lục hôm nay (28/1) cho nhà đầu tư thấy rõ nhất sự khốc liệt của thị trường.
Trong ngày 28/1, có 19/25 mã ngân hàng giảm sàn, bao gồm nhiều cổ phiếu trụ cột như VCB, BID, CTG,TCB, VPB, ACB, SHB, MBB, HDB,….Vốn hóa toàn ngành ngân hàng đóng cửa ở mức xấp xi 1,18 triệu tỷ đồng, giảm gần 90.250 tỷ đồng.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng VN-Index đã tăng từ 700 điểm năm ngoái lên tới 1.150 điểm - mức tăng quá mạnh trong khi các yếu tố cơ bản của Việt Nam chưa cải thiện nhiều. Mặc dù GDP tăng 2,9% nhưng vẫn thấp nhất trong nhiều năm qua.
Trong bối cảnh hàng loạt mã trên thị trường bị bán tháo trong những phiên gần đây, cổ phiếu RIC của chủ sòng bạc lớn nhất Hạ Long tăng trần 13 phiên liên tiếp thu hút sự chú ý của thị trường bất chấp ôm khoản lỗ lũy kế gần 310 tỷ đồng hết năm 2020.
Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp chứng khiến những phiên giảm sâu, nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang và bán tháo danh mục. Dưới đây là một số khuyến nghị của các công ty chứng khoán.
36 doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán có dòng tiền kinh doanh âm trong năm 2024 với mức âm lớn nhất tại một doanh nghiệp trên 21.400 tỷ đồng.