|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Chủ tịch VNREA: ‘Giới BĐS nhiều nước Đông Nam Á phải ghen tị với tiềm năng thị trường Việt Nam’

16:00 | 12/12/2018
Chia sẻ
Ông Nguyễn Trần Nam cho hay, giới BĐS của nhiều nước Đông Nam Á rất ghen tị với tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam, bởi thời gian bán hết hàng hóa của một dự án BĐS ở Hà Nội trung bình là 23 tháng, trong khi dự án của họ bán trong 3 - 5 năm có khi chưa hết hàng.
chu tich vnrea gioi bds nhieu nuoc dong nam a phai ghen ti voi tiem nang thi truong viet nam Chủ tịch VNREA: 'Đầu cơ là tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản'
chu tich vnrea gioi bds nhieu nuoc dong nam a phai ghen ti voi tiem nang thi truong viet nam Việt Nam có đang thừa khách sạn, resort?

Tại Hội thảo Chiến lược gia tăng giá trị bất động sản (BĐS) do The LEADER tổ chức hôm nay (ngày 12/12), ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) thông tin, giới BĐS của nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Indonexia, Philippines… rất ghen tị với tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam.

Ông Nam dẫn theo một trung tâm nghiên cứu của Thái Lan: “Thời gian bán hết hàng hóa của một dự án BĐS ở Hà Nội trung bình là 23 tháng, thậm chí phân khúc căn hộ thương mại có giá trung bình và rẻ chỉ mất 6 tháng. Trong khi ở các nước bạn, dự án bán trong 3 - 5 năm có khi chưa hết hàng. Vừa rồi xem bóng đá AFF Cup thì thấy, ở sân vận động của họ thậm chí còn có quảng cáo bán BĐS nữa. Việt Nam có nhu cầu nhà ở lớn, khả năng thanh toán cũng khớp với nhu cầu”.

chu tich vnrea gioi bds nhieu nuoc dong nam a phai ghen ti voi tiem nang thi truong viet nam
Giới BĐS của nhiều nước Đông Nam Á rất ghen tị với tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam, bởi thời gian bán hết hàng hóa của ta nhanh hơn họ rất nhiều. (Ảnh: Hiếu Quân)

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thông tin thêm, Việt Nam đông dân thứ 13 trên thế giới, tốc độ đô thị hóa của cũng khá nhanh do nước ta có diện tích nông thôn lớn.

Việt Nam phát triển đô thị, công nghiệp hóa nhiều khi bằng thủ tục hành chính. Một huyện nào đó có thể chỉ qua một đêm là thành quận, một xã nào đó qua một đêm thành phường. Nhưng về bản chất đô thị của ta phát triển không tốt, ở mức khoảng 0,8%/năm, tính theo lượng dân số sống ở đô thị, tức là mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người (tổng dân số Việt Nam hiện hơn 90 triệu người) từ nông thôn chuyển sang thành thị”, ông Nam nói.

Việt Nam hiện có khoảng 25,5 triệu hộ gia đình với quy mô gia đình ngày càng nhỏ lại, số lượng người trẻ độc thân ra thành phố làm việc và thuê nhà để sống ngày càng tăng. Tầng lớp trung lưu của ta phát triển rất nhanh, thể hiện qua mức độ mua nhà, ô tô. Đây chính là tiềm năng trong trung và dài hạn của thị trường BĐS Việt Nam.

Năm 1975, Việt Nam chỉ có 700 triệu m2 nhà ở, sau 10 năm đã tăng gấp đôi, mỗi năm xây thêm đc 70 – 100 triệu m2, hiện đạt 23 m2/người. Mục tiêu đến năm 2025 nước ta đạt 25 m2/người. Nhiều năm trước Thượng Hải đã đạt mức 30 m2/người, trong khi Thượng Hải rất đông, có đến gần 30 triệu dân.

Theo thống kê của VNREA, nguồn cung căn hộ TP HCM đến quý III/2018 đạt hơn 20.300 sản phẩm (cả căn hộ, nhà đất), tỷ lệ hấp thụ đạt 14.000, chiếm gần 70%, cao gấp rưỡi cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, lượng giao dịch BĐS tăng nhưng giá bán lại không tăng, phần nào thể hiện định hướng trong cơ cấu hàng hóa của các doanh nghiệp rất hợp lý với sức mua của thị trường.

“Ngoài ra, thị trường có một điểm sáng là BĐS nghỉ dưỡng (khách sạn, condotel, biệt thự…), đặc biệt ở 3 thị trường dự kiến trở thành đặc khu kinh tế. Vừa qua, condotel phát triển mạnh, tiếc là sau khi có dư luận nên việc thông qua đặc khu bị hoãn lại. Tuy nhiên, gần đây tôi lại thấy loạt dự án ở Vân Đồn, Phú Quốc tiếp tục khởi công, nhưng không rầm rộ như trước”, ông Nguyễn Trần Nam cho hay.

Theo ông, thị trường BĐS nghỉ dưỡng phát triển tốt đến từ động lực khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng, 4 năm liền lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng 30%/năm. Mục tiêu về lượng khách du lịch đến năm 2025 được đề ra trong Quy hoạch Du lịch (năm 2013) đã vượt mức. Với lượng khách lớn như vậy, Việt Nam đang thiếu hàng chục nghìn phòng du lịch, khách sạn.

“Nhiều người nhìn thấy khách sạn khởi công, khánh thành nghĩ là nhiều nhưng theo số liệu của chúng tôi thì vẫn chưa đủ. Hi vọng đầu năm 2019 sẽ ban hành Tiêu chuẩn xây dựng mới, khi đó lần đầu tiên trong văn bản pháp quy của Nhà nước cấp Bộ sẽ có các khái niệm condotel, officetel. Tôi mới đi một bãi biển ở Úc dài khoảng 52 km, khu vực đó phát triển mạnh thành một thành phố, biển lạnh 21 - 22 độ, rất khó để tắm, chỉ lướt ván thôi, vậy mà ven biển toàn cao tầng, condotel bán toàn 1 - 2 triệu USD/căn. Biển của Việt Nam rất đẹp, ấm áp, tiềm năng như vậy không lý gì lại không phát triển BĐS du lịch nghỉ dưỡng”, Chủ tịch VNREA nhận định.

Vị này đánh giá, trong ngắn hạn thị trường đang phát sinh một số vấn đề bất cập. Thứ nhất là nguồn vốn, nguồn tín dụng mấy năm trước siết gấp, nhưng nay đã hạn chế từ từ hơn thể hiện ở việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; tỷ lệ dự trữ an toàn cho vay BĐS tăng trở lại; tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình giảm dần (tín dụng vào BĐS chỉ khoảng 6 - 7% trên tổng 14 - 15% tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nói chung)… Thứ hai là khó khăn về các thủ tục hành chính, khâu này vẫn đang được Chính phủ và các Bộ, ngành từng bước tháo gỡ…

Còn trong trung và dài hạn, thị trường BĐS Việt Nam vẫn sẽ phát triển rất tốt, trong giai đoạn 2018 - 2019 thị trường vẫn chưa thiếu hàng, nhưng nếu tình trạng hiện tại kéo dài thì khoảng năm 2020 sẽ bị thiếu hàng hóa.

Xem thêm

Hiếu Quân