Chủ tịch VNREA: 'Đầu cơ là tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản'
Hầu hết các khách mời đều đồng tình rằng thị trường bất động sản năm 2018 sẽ trong tình trạng "kiểm soát". (Ảnh: Hiếu Quân) |
Tại tọa đàm bàn tròn của Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần 1 tổ chức ngày 15/11 ở Hà Nội, hầu hết các diễn giả đều đồng tình rằng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2018 sẽ duy trì trong tình trạng “kiểm soát”.
Cụ thể, ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng thị trường địa ốc năm tới sẽ không chỉ kiểm soát tốt mà còn phát triển bền vững. Điều này thể hiện ở mức tăng trưởng tín dụng vào bất động sản (BĐS) năm 2015 (khoảng 22%) cao gấp đôi mức tăng trưởng tín dụng trung bình; đến năm 2016, tín dụng vào BĐS chỉ còn tăng trưởng mức 12% và trong 9 tháng năm 2017 chỉ còn 4%. Mức tăng trưởng giảm do Chính phủ đã đưa ra nhiều cảnh báo các tổ chức tin dụng kiểm soát việc cho các doanh nghiệp BĐS vay vốn.
“Thị trường BĐS sẽ phát triển bền vững bởi hiện TP HCM có khoảng 25.000 căn hộ đang chào bán (thuộc cả dự án cũ và dự án mới), Hà Nội có khoảng 20.000 căn hộ; trong khi lượng tiêu thụ của cả hai thành phố này chỉ khoảng hơn 30.000 căn thôi. Như vậy, lượng hàng vẫn đủ để cung cấp cho nhu cầu, thị trường sẽ chuyển hướng mạnh vào phân khúc nhà ở, du lịch”, ông Nguyễn Trần Nam lý giải.
Trong phạm vi tọa đàm, Chủ tịch VNREA còn đặc biệt nêu quan điểm về khái niệm “đầu cơ” hiện nay. Theo ông, trên thị trường chứng khoán, người ta mua cổ phiếu vào buổi sáng và có thể bán ra ngay buổi chiều – hoạt động đó gọi là “đầu tư”; còn trên thị trường BĐS, người ta mua khi giá sản phẩm lên và bán đi để lấy lời lãi - nhưng hoạt động này lại bị gọi là “đầu cơ”.
“Theo tôi cần xem xét lại khái niệm “đầu cơ”, việc mua bán sản phẩm hàng hóa BĐS để lấy lãi cũng là hoạt động đầu tư giống như đầu tư cổ phiếu mà thôi. Đầu cơ chỉ có hại khi hàng hóa không đủ mà anh gom hàng để tự đẩy giá bán lên... Hiện nay, nguồn cung BĐS đang rất lớn nên không thể xảy ra hiện tượng này. VNREA không hề đưa ra cảnh báo về đầu cơ bởi hoạt động này sẽ giúp thị trường có thêm càng nhiều giao dịch và ngày càng sôi động hơn”, ông Nam nhận định.
Đồng quan điểm, ông Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cũng góp ý kiến: “Thời điểm năm 2009 – 2011, khi thị trường BĐS trầm lắng, các cơ quan đều mong giá như có các nhà đầu cơ thì có lẽ thị trường sẽ không xảy ra tình trạng hơn 64.000 doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh BĐS phải tạm ngừng hoạt động. Những dự án quy mô, “hot” thì được giới đầu cơ quan tâm thì tốt quá”.
Cũng tại Diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình bày một số vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng đối với thị trường BĐS.
Cụ thể, ông Hùng cho biết hiện nay, thị trường BĐS chủ yếu chịu điều tiết của hai luật chính là Luật kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, ngân hàng cũng cho lĩnh vực BĐS vay theo quy định tại các Thông tư 39/2016, cho vay mua nhà ở xã hội và ban hành các quy định về bảo lãnh ngân hàng, quy định hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay kinh doanh BĐS.
“Năm 2013 – 2014, tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đã tăng trưởng ở mức 14 – 15%; sang năm 2015 con số này tăng trưởng ở mức 25%; từ cuối 2015 – 2016 tăng trưởng khoảng 15%. Tính đến ngày 31/7/2017, dự nợ cấp tín dụng đầu tư kinh doanh BĐS tăng khoảng 4% so với thời điểm ngày 31/12/2016, chiếm tỷ trọng khoảng 9% dư nợ đối với nền kinh tế. Dòng tín dụng đổ vào BĐS đã hướng đến lĩnh vực tiêu dùng về nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân với mức tăng trưởng khoảng 11% so với cuối năm 2016”, đại diện NHNN thông tin.
NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực xử lý nợ xấu BĐS khiến tỷ lệ nợ xấu đầu tư tư kinh doanh BĐS đã giảm mạnh từ 7,05% năm 2013 đến nay còn 4,06%. Về việc triển khai thực hiện các chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở của Chính phủ, tính đến ngày 31/12/2016 (thời điểm kết thúc giải ngân tái cáp vốn của NHNN cho các ngân hàng để cho vay hỗ trợ nhà ở) doanh số giải ngân của chương trình đạt 29.679 tỷ đồng; đến hết ngày 30/9/2017 dư nợ đạt 21.510 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,23% trên tổng dư nợ.
Có dấu hiệu đầu cơ bất động sản
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Quốc hội, hiện thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ và thiếu thống ... |