|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chủ tịch STI: Khủng hoảng COVID-19 phơi bày bộ mặt thê thảm của những công ty chuyên 'làm màu'

14:45 | 18/03/2020
Chia sẻ
Chủ tịch 24h, ông Phan Minh Tâm chia sẻ về những khó khăn của startup khi đối mặt với thời điểm nhạy cảm mùa dịch.

Sự càn quét của COVID-19 khiến nhiều startup lung lay

Dịch COVID-19 đang diễn ra trên diện rộng trên toàn cầu. Tính tới sáng ngày 18/3, các nước xác nhận 198.422 ca nhiễm bệnh và 7.987 trương hợp tử vong trên toàn thế giới. Thực trạng ấy tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ.

Ngoài ra, với các startup với số vốn hoạt động chủ yếu từ việc gọi vốn đầu tư nhưng chưa có lãi như WeWork hay Uber, tình hình dường như càng trở nên khó khăn hơn.

Từ thời điểm IPO vào tháng 5/2019, mức giá cổ phiếu Uber đã giảm liên tục từ 40 USD xuống chạm đáy 18,91 USD ở thời điểm hiện tại. Tước khi COVID-19 bùng phát tại Mỹ, giá cổ phiếu Uber từng chạm ngưỡng giá phát hành trước khi giảm sâu.

Cổ phiếu của Uber và Lyft đang chạm đáy kể từ khi IPO

Cổ phiếu của Uber và Lyft đang chạm đáy kể từ khi IPO. Ảnh: Reuters.

Trường hợp tương tự là Lyft, hãng gọi xe công nghệ số 2 tại thị trường Mỹ. Cổ phiếu của Lyft đang ở ngưỡng thấp nhất lịch sử kaf 18,66 USD, chỉ tương đương 24% giá phát hành khi IPO. TÍnh từ thời điểm đầu tháng 2/2020, cổ phiếu Lyft đã giảm tới 62,6% giá trị.

WeWork thậm chí còn rơi vào khủng hoảng trước khi COVID-19 xuất hiện. Niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng và công ty không thể IPO như kế hoạch ban đầu vào tháng 8/2019. Sau đó CEO Adam Neumann buộc phải từ chức và WeWork có nguy cơ mất thanh khoản trước khi SoftBank tung gấp một gói cứu trợ.

Giá cổ phiếu giảm vì chỉ giỏi "làm màu"

Ông Phan Minh Tâm, Chủ tịch STI, công ty sở hữu các thương hiệu như 24h, 30Shine, JupViec chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc giá cổ phiếu của các startup như Uber, Lyft giảm sâu là bởi cổ phiếu của những công ty đó không có giá trị.

"Khi suy thoái kinh tế, người ta bán tháo nhiều cổ phiếu, và ưu tiên tối đa những cổ phiếu làm mầu, không có nhiều giá trị tương lai", ông Tâm nhận định trên tài khoản mạng xã hội.

GroupON của Mỹ từng tạo ra cơn sốt khi hoạt động theo mô hình mua chung (Business To Team - B2T) và được nhận định là mô hình thứ tư của ngành thương mại điện tử sau sau B2B (Business To Business), B2C (Business To Customer),C2C (Customer To Customer).

Ông Phan Minh Tâm cho rằng khi khủng hoảng xảy ra, mọi người ưu tiên bán các cổ phiếu không có nhiều giá trị trong tương lai.

Ông Phan Minh Tâm cho rằng khi khủng hoảng xảy ra, mọi người ưu tiên bán các cổ phiếu không có nhiều giá trị trong tương lai. Ảnh: STI.

Mức định giá của GroupON từng lên tới 10 tỉ USD ở thời điểm IPO vào năm 2011. Hiện tại mức định giá của công ty chỉ là 1 tỉ USD, dù vẫn còn tới 650 triệu USD trong tài khoản. Theo ông Tâm, với tình hình khủng hoảng, GroupON thậm chí còn chỉ được định giá 400 triệu USD, thấp hơn số tiền mặt có trong tài khoản công ty.

Uber và Lyft cũng là hai trường hợp tương tự. Với mức giá cổ phiếu hiện tại, Uber có mức vốn hóa thị trường 32,6 tỉ USD - chỉ tương đương với tổng số tiền mà công ty gọi từ các nhà đầu tư trong vòng 10 năm.

Lyft thậm chí còn thê thảm hơn. Mức vốn hóa thị trường của Lyft hiện tại là 5,7 tỉ USD dù công ty đã gọi tới 7,2 tỉ USD trong quá khứ. Theo ông Tâm, các công ty đang mất dần giá trị khi nhà đầu tư dần mất niềm tin, nhất là trong thời kì dịch bệnh hoành hành.

"WeWork cũng có vẻ đang lâm nguy khi khủng hoảng tới. Chả ai đi cứu hay bơm tiền thêm cho các công ty vốn dĩ chỉ làm mầu mè như thế này. Khi nào thì WeWork sẽ khai tử ??", ông Tâm đặt ra câu hỏi.

Hiện tại, WeWork gần như là công ty cung cấp dịch vụ văn phòng chia sẻ vẫn tỏ ra bình tĩnh với dịch COVID-19 và tiếp tục hoạt động bình thường. Nhiều đối thủ khác như Wing hay Convene đều đóng cửa hầu hết các cơ sở.

"Các công ty tốt sẽ có thể thoát khỏi chu kỳ này. Tôi hi vọng Uber và Lyft cũng có cơ hội thay đổi để không chìm sâu vào cuộc suy thoái/khủng hoảng kinh tế, dù biết là rất khó khi mà ADN mãnh liệt nhất của họ chỉ là lòng tham", ông Tâm kết luận.

Tiểu Phượng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.