EVFTA giúp các doanh nghiệp gỗ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Malaysia, Trung Quốc... Nhờ đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU hơn.
Giá trị nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 37,6 triệu USD, giảm hơn 44% so với cùng kì năm 2019. Đây là mức giảm mạnh thứ ba sau Pháp và Indonesia lần lượt là 62,4% và 50,2%.
Việt Nam xuất khẩu tổng số 253 mặt hàng gỗ vào EU với kim ngạch trên 500 triệu USD mỗi năm. Trước khi EVFTA có hiệu lực, 117 mặt hàng đã có mức thuế nhập khẩu vào EU ở mức 0%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh tháng 7 tăng khoảng 8% so với tháng trước, đạt 435 triệu USD. Cán cân thương mại thặng dư gần 388 triệu USD.
Hàng dệt, may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện là ba nhóm hàng của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD trong tháng 6.
Tổng cục Hải quan đã phân loại mặt hàng gỗ ghép thanh vào mã HS 4418 với mức thuế xuất khẩu 0%, thông báo thay thế văn bản 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020 sau khi xem xét kiến nghị của doanh nghiệp, Hiệp hội và các Bộ ngành liên quan.
Trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác đang gặp khó khăn tại các thị trường xuất khẩu do đơn hàng sụt giảm, hoãn hoặc hủy do tác động dịch COVID-19 thì ngành gỗ vẫn ghi nhận sự lạc quan đáng kể trong nửa đầu năm nay.
Mỹ áp đảo trong số những thị trường tiêu thụ gỗ Việc Nam nửa đầu năm nay với kim ngạch trên 2,6 tỉ USD, chiếm gần 52% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu 3,6 triệu USD hàng hóa sang Kuwait; đồng thời nhập khẩu 102,5 triệu USD. Việt Nam nhập siêu từ nước bạn gần 99 triệu USD.
Trong tháng 6/2020, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Pháp gần 378 triệu USD, đồng thời nhập khẩu 141,5 triệu USD. Nước ta xuất siêu sang Pháp 236,5 triệu USD.