|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam

10:45 | 20/08/2020
Chia sẻ
Giá trị nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 37,6 triệu USD, giảm hơn 44% so với cùng kì năm 2019. Đây là mức giảm mạnh thứ ba sau Pháp và Indonesia lần lượt là 62,4% và 50,2%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, cho biết nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc trong tháng 6/2020 đạt 59,7 triệu USD, giảm gần 28% so với tháng 6/2019. 

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2020, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc đạt 388,3 triệu USD, giảm gần 26% so với cùng năm 2019. 

Trung Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Italy với giá trị đạt 145,8 triệu USD, giảm gần 26% so với cùng năm 2019. 

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ ba của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay. Ảnh: Như Huỳnh.

Trong khi đó, thị trường Đức đạt 66,3 triệu USD, tăng 20,8% so với 6 tháng đầu năm 2019;  còn nhập khẩu từ Việt Nam đạt 37,6 triệu USD, giảm hơn 44% so với cùng năm 2019. Đây là mức giảm mạnh thứ ba sau Pháp và Indonesia lần lượt là 62,4% và 50,2%. 

Tỉ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 9,7% tổng nhập khẩu, giảm 3,1 điểm phần trăm so với cùng năm 2019.

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam - Ảnh 2.

Trung Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ 10 thị trường chính. Nguồn: Bộ Công Thương/Cơ quan Hải quan Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2020 Trung Quốc giảm nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, trừ mặt hàng đồ nội thất nhà bếp (mã HS 940340). 

Trị giá nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Trung Quốc đạt 73,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng năm 2019. 

Trung Quốc nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ thị trường Đức và Italy, tỉ trọng nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm tới 94,8% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Trung Quốc. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Đức đạt 55 triệu USD, tăng 38,3%; Italy đạt 15,1 triệu USD, giảm 23,4% so với cùng năm 2019.

Như Huỳnh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).