|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cây ăn quả là gì? Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật

17:25 | 25/06/2020
Chia sẻ
Cây ăn quả là bất kì loại cây nào ra quả ăn được. Theo đó, cây ăn quả có những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cần chú ý.
Cây ăn quả là gì? Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Imginn)

Cây ăn quả

Khái niệm

Cây ăn quả trong tiếng Anh gọi là: Fruit tree.

Cây ăn quả là bất kì loại cây nào ra quả ăn được. (Theo Collins Dictionary)

Ý nghĩa kinh tế 

Hoa quả là sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho đời sống của con người, nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quí giá cho cơ thể con người như: đường, axít, các vitamin, muối khoáng và nhiều chất bổ khác.

Mỗi loại hoa quả đều có hương vị thơi khác nhau và được sử dụng dưới dạng tươi sống rất giàu vitamin hoặc dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm để chế biến rượu quả, nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp… rất có giá trị.

Phát triển cây ăn quả còn góp phần tăng sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Ngoài ra cây ăn quả còn có tác dụng làm gỗ, cành củi làm chất đốt trong nông thôn, làm rừng phòng hộ và phát triển chăn nuôi nhất là ong… 

Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật

Việc phát triển sản xuất cây ăn quả cần chú ý những đặc điểm kinh tế kĩ thuật sau:

- Cây ăn quả yêu cầu về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, khí hậu… rất khắt khe, vì vậy việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, theo phương châm đất nào cây nấy.

- Trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, qui trình thuật chặt chẽ, sự chăm sóc lưỡng hàng ngày của người lao động.

- Là loại sản phẩm chứa nhiều nước, dễ hư hỏng, nhưng lại yêu cầu đảm bảo chất lượng, tưới, tiêu dùng ngay và thường xuyên; vì vậy đòi hỏi phải tổ chức tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ thuật phải cao.

- Việc tổ chức sản xuất nếu có điều kiện phải hình thành vùng chuyên môn hoá để tiện lợi về mọi mặt và đạt được hiệu quả kinh tế cao.

- Sản xuất cây ăn quả yêu cầu các chính sách kinh tế phải linh hoạt để kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm để xuất khẩu và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế nông nghiệp, PGS. TS. Vũ Đình Thắng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2018)

Tuyết Nhi