Các nhà xuất khẩu thịt heo EU hưởng lợi từ nguy cơ chiến trạnh thương mại Mỹ - Trung
Theo ông McDonald, đây là một ví dụ về sự biến động thương mại đáng kể có thể ảnh hưởng tới hàng hóa nông nghiệp, khi các biện pháp kinh tế được dùng để nhắm tới những ngành công nghiệp không liên quan.
Tranh chấp thương mại gần đây bắt đầu từ tháng 2 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước Mỹ.
Trong khi, Trung Quốc đã không nằm trong danh sách được miễn chịu thuế mới và ngay lập tức đáp trả với việc tăng thuế quan đối với 128 sản phẩm từ Mỹ có giá trị hàng năm tương đương giá trị thương mại thép, nhôm bị ảnh hưởng.
“Kể từ ngày 2/4, 120 sản phẩm từ Mỹ chịu thêm 15% thuế quan từ mức thuế hiện tại, trong khi 8 sản phẩm đang nằm trong danh sách phải chịu thêm 25% thuế. Và thịt heo Mỹ nằm trong danh sách 8 sản phẩm này, nghĩa là các nhà nhập khẩu của Trung Quốc hiện phải trả 37% hoặc 45% thuế đối với mức giá nhà xuất khẩu Mỹ yêu cầu, thay vì 12% hoặc 20% như trước đây”, ông McDonald nói.
Ảnh minh họa. |
Để đối phó với mức thuế mới, các nhà sản xuất của Mỹ sẽ cần giảm 18% giá thịt heo nếu họ vẫn muốn duy trì tính cạnh tranh.
Khối lượng hàng xuất khẩu trong đầu năm 2018 gợi ý rằng, trong một năm, biện pháp này có thể hữu hiệu với doanh thu giảm khoảng 50 triệu USD (tương đương khoảng 2 USD/con heo chế biến). Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm đối với thịt heo Mỹ.
“Ngữ cảnh này giúp lý giải sự sụt giảm 8% đối với giá heo tại trang trại của Mỹ trong tuần quyết định tăng thuế có hiệu lực”, ông McDonald cho biết thêm.
“Nếu Mỹ nhận thấy khó có thể bán thịt heo cho Trung Quốc vì việc tăng thuế, các nhà xuất khẩu EU sẽ dễ dàng có thể cạnh tranh. Tỏng khi Mỹ tăng xuất khẩu sang Trung Quốc vào đầu năm 2018 thêm 10%, xuất khẩu của EU giảm 10%. Nếu các nhà xuất khẩu EU có thể lấy lại thị phần ở Trung Quốc từ Mỹ, thì có thể mang lại áp lực tăng giá heo tại trang trại ở khắp EU. Với Ủy ban Châu Âu dự báo sản lượng thịt heo của EU sẽ tăng 0,8% so với năm 2017 và 2,6% đối với mức trung bình trong giai đoạn 2013 – 2017, cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc lần này diễn ra vào đùng thời điểm đối với các nhà sản xuất heo của EU”, ông Mc Donald nói.
Tác động đối với thị trường thịt bò
Lần trả đũa thuế quan thứ hai của Trung Quôc đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, lên tới 50 tỷ USD giá trị hàng hóa, đã được công bố. Và thịt bò cũng nằm trong danh sách bị đánh thuế, dù thời gian có hiệu lực vẫn chưa được xác định.
Dựa vào tính toán tương tự đối với thịt bò, nếu các mức thuế này có hiệu lực, thì các nhà xuất khẩu thịt bò Mỹ sẽ phải bỏ ra tới 12 triệu USD doanh thu để duy trì cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu tích cực hơn đối với ngành công nghiệp thịt bò Mỹ khi điều khoản bảo vệ đặc biệt của Nhật Bản, nhằm tăng thuế quan đối với thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ các quốc gia không phải đối tác thương mại với Nhật Bản, đã kết thúc.
Sau khi nhập khẩu của Nhật Bản vượt mức giới hạn, đạt 89.253 tấn trong quý II/2017, thuế nhập khẩu đối với thịt bò đông lạnh tự động tăng lên 50% trong tháng 8/2017. Vào đầu tháng 4/2018, mức thuế này đã trở lại mức 38,5%.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/