|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thỏa thuận thương mại EU - Nhật Bản đe dọa hoạt động xuất khẩu thịt heo của Mỹ

20:00 | 21/04/2018
Chia sẻ
Tương tự như TPP, nơi các đối thủ cạnh tranh của Mỹ đang được tiếp cận thị trường xuất khẩu quan trọng với nhiều ưu đãi, hiệp định giữa EU - Nhật Bản đe dọa cắt giảm thị phần của Mỹ và giảm lợi nhuận đối với các nhà sản xuất thịt heo của quốc gia này.
thoa thuan thuong mai eu nhat ban de doa thit heo xuat khau cua my Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu thịt heo, bò lớn nhất của Mỹ
thoa thuan thuong mai eu nhat ban de doa thit heo xuat khau cua my Sau 10 năm, thịt heo chế biến của Đan Mạch đã được phép xuất sang thị trường Trung Quốc

Ngày 8/12/2017, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) công bố đã hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - EU (EPA). Một kết quả lớn được tạo ra đó là thỏa thuận sẽ loại bỏ, hoặc giảm mạnh, thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong đó EU có lợi ích xuất khẩu lớn, như thịt heo.

Thịt heo là một trong những nông sản xuất khẩu chính của EU sang Nhật Bản và họ là một đối thủ cạnh tranh khốc liệt của Mỹ. Với thỏa thuận EPA, EU sẽ có quyền truy cập miễn thuế đối với thịt heo chế biến và tiếp cận mức thuế thấp đối với thịt heo tươi xuất khẩu. Điều này sẽ mang đến một thiệt hại đáng kể về thuế đối với các nhà xuất khẩu Mỹ.

Loại thịt phổ biến nhất được tiêu thụ tại các hộ gia đình Nhật Bản là thịt heo, chiếm gần một nửa tổng doanh số bán lẻ thịt trong năm 2016. Xu hướng tiêu thụ dường như không thay đổi khi người tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục chuyển từ cá sang thịt heo và các loại thịt khác.

Ủy ban châu Âu (EC) ước tính hiệp định EPA của Nhật Bản-EU sẽ loại bỏ thuế trên hơn 90% nông sản của EU, làm cho các sản phẩm của châu Âu trở nên cạnh tranh và hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Nhật Bản.

Theo đó, hiệp định EPA có thể có hiệu lực vào đầu năm 2019.

thoa thuan thuong mai eu nhat ban de doa thit heo xuat khau cua my

Thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, với GDP đạt 5.400 tỷ USD vào năm 2017. Dân số của Nhật Bản đã giảm kể từ năm 2010 và có 126 triệu dân tính đến tháng 7/2017.

Trong khi đó, ngành nông nghiệp của Nhật Bản có quy mô nhỏ. Trong đó, nông nghiệp chỉ chiếm 1,1% GDP của Nhật Bản và 2,9% lực lượng lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, sự sụt giảm ở các trang trại của Nhật Bản chủ yếu do dân số già hóa và thiếu trang trại thế hệ. Hiệu quả của ngành nông nghiệp cũng bị hạn chế bởi tính chất nhỏ và phân tán của đất nông nghiệp và chi phí đầu vào cao, làm tăng giá lương thực sản xuất trong nước.

Từ năm 2013 - 2017, Nhật Bản nhập khẩu trung bình 53 tỷ USD giá trị nông sản thế giới hàng năm. Trong giai đoạn này, Mỹ chiếm 25% thị phần nhập khẩu nông sản của Nhật Bản so với EU, đạt 13%.

Các nông sản xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Nhật Bản gồm ngô, thịt bò, thịt heo, đậu tương và lúa mì, chiếm 62% xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sang Nhật Bản trong năm 2017. Mặc dù, thị trường thực phẩm tổng thể có thể suy yếu trong tương lai khi dân số giảm xuống, nhưng Nhật Bản sẽ tiếp tục phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của mình.

thoa thuan thuong mai eu nhat ban de doa thit heo xuat khau cua my
Nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm thịt heo của Nhật Bản (thịt tươi, đông lạnh và chế biến), tính theo USD.

Theo PorkBusiness, Nhật Bản là nhà nhập khẩu thịt heo và sản phẩm thịt heo lớn nhất thế giới trong năm 2017, tăng từ mức 4,9 tỷ USD năm 2016 lên 5,2 tỷ USD năm 2017 (tương đương mức tăng 6%). Các sản phẩm thịt heo nhập khẩu hàng đầu của Nhật Bản gồm thịt heo đông lạnh và thịt heo tươi/ướp lạnh.

Mỹ vẫn là nhà cung cấp thịt heo hàng đầu cho Nhật Bản trong hơn một thập kỷ qua, cho đến năm 2017 khi EU đuổi kịp thị phần thịt heo Mỹ trên thị trường Nhật Bản với 33%. Các nhà cung cấp thịt heo và sản phẩm thịt heo khác cho Nhật Bản gồm Canada (21%), Mexico (8%) và Chile (2%).

EU hiện đang dẫn đầu thị trường xuất khẩu thịt heo đông lạnh sang Nhật Bản, cung cấp 1,6 tỷ USD vào năm 2017. EU đã có thể thống trị thị phần thịt heo đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản, với khối lượng từ Mỹ và Canada giảm, vì EU mang tới nguồn cung có giá trị cao như thịt ba chỉ rút xương và thịt lưng được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thịt xông khói của Nhật Bản.

Mỹ là nhà cung cấp chính thịt heo tươi/ướp lạnh với 53% thị phần. Thịt heo tươi và ướp lạnh chủ yếu được khách sạn, nhà hàng và khu vực bán lẻ tiêu thụ, với yêu cầu giao hàng trong thời gian ngắn, một lợi thế của Mỹ. EU phần lớn không thể cạnh tranh trong lĩnh vực thịt heo tươi/ướp lạnh.

Xóa bỏ thuế quan thông qua TPP và EPA cản trở tiềm năng thương mại của Mỹ

Nhật Bản rất bảo vệ ngành công nghiệp thịt heo nội địa và đã loại trừ thịt heo hoặc chỉ giảm ít thuế quan và cung cấp hạn ngạch thuế quan nhỏ trong các hiệp định thương mại song phương trước đây. Tuy nhiên, hiệp định EPA, tương tự như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, gồm các đối thủ hàng đầu khác là Canada, Mexico và Chile), đánh dấu một sự thay đổi với việc Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối với hơn 60% các dòng thuế heo và sản phẩm thịt heo trong vòng 12 năm.

Ngoài ra, hiệp định EPA của Nhật Bản - EU đã thiết lập một biện pháp bảo vệ dựa trên khối lượng đối với thịt heo nhập khẩu của EU, sẽ được loại bỏ trong hơn 11 năm.

Khối lượng các sản phẩm chế biến của châu Âu xuất khẩu lớn hơn và sự tăng trưởng liên tục đối với thịt heo xay (GSP) xuất khẩu của EU có thể được dự báo ​​theo thỏa thuận EPA. Trong khi, xuất khẩu GSP của Mỹ sẽ gặp bất lợi khi thuế suất 20% của Nhật Bản được loại bỏ đối với GSP có nguồn gốc từ EU trong 5 năm.

Mức thuế đối với xúc xích (hiện nay là 10%) sẽ được loại bỏ trong 5 năm, còn thuế suất đối với thịt nguội và thịt xông khói sẽ giảm từ 8% xuống còn 2,2% sau 5 năm và được loại bỏ hoàn toàn vào năm thứ 12.

Nếu thịt heo chế biến của EU xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đáng kể, điều này sẽ tác động đến nhu cầu của Nhật Bản đối với nguyên liệu thô nhập khẩu cho hoạt động sản xuất thịt nguội và xúc xích nội địa và điều ngược lại sẽ xảy ra đối với nhu cầu thịt heo đông lạnh và GSP của Mỹ.

Nhật Bản từng là điểm đến chính của thịt heo Mỹ xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu nông nghiệp từ Mỹ sẽ phải đối mặt với những thách thức khi EU được hưởng thuế suất ưu đãi theo hiệp định EPA.

Tương tự như TPP, nơi các đối thủ cạnh tranh của Mỹ đang được tiếp cận thị trường xuất khẩu quan trọng với nhiều ưu đãi, hiệp định giữa EU - Nhật Bản đe dọa cắt giảm thị phần của Mỹ và giảm lợi nhuận đối với các nhà sản xuất thịt heo của quốc gia này, những người phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu để thu về hơn 20% thu nhập của họ.

Lyly Cao