|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các nhà sản xuất Mỹ đang đặt cược vào nhu cầu thịt heo của Trung Quốc

16:49 | 03/12/2018
Chia sẻ
Dịch bệnh lây nhiễm ở đàn heo Trung Quốc, cùng với diễn biến tích cực về mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất thịt heo Mỹ. 

Dịch tả heo châu Phi (ASF) tiếp tục lây lan tại Trung Quốc, với số trang trại báo cáo bùng phát dịch bệnh đã lên tới hơn 70 tại thời điểm này.

Trong khi quốc gia này đang làm hết sức có thể để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, với việc cấm vận chuyển heo sống và thị theo từ các tỉnh nhiễm dịch và vùng lân cận, có vẻ không gì có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Cấu trúc của ngành thịt heo Trung Quốc với trang trại nhỏ ít hoặc không sử dụng công nghệ sinh học, cùng với mật độ lớn của lượng heo nuôi và heo rừng, việc kiểm soát dịch bệnh của chính quyền Bắc Kinh sẽ rất khó khăn. Hệ thống vận chuyển và sự khó khăn trong giám sát dịch bệnh trên xe tải cũng làm gia tăng thách thức cho các cơ quan chức năng.

Với lượng lớn các trang trại, đặc biệt là kiểu chăn nuôi hộ gia đình, khiến việc báo cáo sự bùng phát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Hầu hết mọi người đều thống nhất rằng có nhiều trang trại bị nhiễm bệnh hơn so với con số báo cáo.

Ngoài dịch ASF, Trung Quốc còn phải đối phó với những dịch bệnh lây lan khác ở heo như dịch lở mồm long móng. Theo trang zhujiage, trong tuần tính đến ngày 1/12, tại Yining, Tân Cương và thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông đã báo cáo dịch lở mồm long móng, giết chết 735 con heo.

Diễn biến dịch bệnh phức tạp tại Trung Quốc có thể làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu thịt heo.

cac nha san xuat my dang dat cuoc vao nhu cau thit heo cua trung quoc
Ảnh minh họa.

Cơ hội đối với các nhà sản xuất thịt heo Mỹ

Đối với ngành thịt heo của Mỹ, một thách thức các nhà sản xuất đang phải đối mặt là xác định điều gì đang diễn ra đối với nhu cầu nhập khẩu thịt heo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nó có thể tăng rất mạnh.

Và với việc Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận tạm ngừng cuộc chiến thuế quan trong vòng 90 ngày tại cuộc đàm phán bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần trước, có thể mang đến cơ hội cho các nhà xuất khẩu Mỹ.

Tuần trước, ngay cả khi chưa có thông tin về việc hòa hoãn giữa Mỹ - Trung Quốc, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo hàng đầu thế giới đã đưa ra đơn đặt hàng thịt heo Mỹ với số lượng lớn nhất kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.

Cụ thể, trong tuần tính đến hết ngày 22/11, Trung Quốc đã mua 3.348 tấn thịt heo, được vận chuyển trong năm nay. Đây là đơn mua hàng lớn nhất mùa hiện tại kể từ tháng 2.

"Nguồn cung thịt heo đang dư thừa tại Trung Quốc, giá cũng thấp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa thị trường sẽ đủ cung trong năm tới", ông Brett Stuart, Chủ tịch Global AgriTrend, nhận định.

Tuy nhiên, mặc dù không ảnh hưởng tới con người, và chính quyền Bắc Kinh đã thông báo tới người dân, nhu cầu thịt heo tại Trung Quốc vẫn được dự báo giảm.

Theo Dự báo nguồn cung mới nhất của USDA, sản lượng thịt heo trong năm nay dự báo tăng 2,8% trong năm 2018 và 5,3% trong năm 2019. Để xuất khẩu tất cả lượng thịt heo sản xuất thêm trong năm 2019, xuất khẩu cần phải tăng 23%. Và đó sẽ là một đơn đặt hàng lớn.

Ngoài ra, sản xuất thịt bò sẽ tăng 2,8% trong năm 2018 và thêm 3,3% vào 2019. Xuất khẩu thịt bò sẽ tăng 28% để có thể xuất khẩu hết sản lượng thịt bò tăng thêm này.

Xem thêm

Lyly Cao

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.