|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Brazil đang dẫn đầu trong cuộc đua trở thành nhà sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới

19:57 | 11/12/2019
Chia sẻ
Brazil đang vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới, khi chiến tranh thương mại và thời tiết cực đoan tàn phá nền nông nghiệp của nước Mỹ.

Vụ mùa mới gieo của quốc gia Nam Mỹ có thể tạo ra 121,1 triệu tấn đậu nành vào đầu năm 2020, cơ quan nông nghiệp Conab của Brazil cho biết hôm 10/12. Mức sản lượng này cao hơn 25% so với vụ mùa mới thu hoạch của Mỹ là 96,6 triệu tấn.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có vụ mùa thấp hơn Brazil", ông Jim Sutter, giám đốc điều hành của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Mỹ - một đơn vị quảng bá thương mại, chia sẻ. 

Dòng chảy đậu nành bị vướng vào cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhà nhập khẩu có sức ảnh hưởng lớn của loại hạt chứa dầu. 

Thuế quan 25% Bắc Kinh áp lên nguồn cung từ Mỹ vẫn có hiệu lực khi hai quốc gia đàm phán những điều khoản mới về thương mại và chính sách công nghiệp. 

"Thỏa thuận chưa được giải quyết này mang tới một cơ hội rất tốt cho Brazil", theo Tereza Cristina da Costa, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil. 

Untitled

Sản lượng đậu nành hàng năm của Mỹ và Brazil. Đơn vị: triệu tấn. Nguồn: Financial Times.

Người nông dân Brazil đã trồng 36,8 triệu ha diện tích đậu nành, Conab cho biết trong ước tính hàng tháng mới nhất. 

Diện tích đất sử dụng cho trồng đậu nành đã tăng khoảng 1 triệu ha một năm so với trung bình một thập kỉ qua.

"Sản lượng đậu nành tăng tại Brazil phản ánh niềm tin của nhà sản xuất về tương lai của quốc gia Nam Mỹ", ông Rodrigo Pozzobon, một thành viên của hợp tác xã nông nghiệp Aprosoja tại bang Mato Grosso (Brazil), cho hay. 

Nhu cầu đối với đậu nành Brazil đã hỗ trợ giá, với nguồn cung tại cảng Paranaguá ghi nhận ở mức 363,5 USD/tấn trong tuần này, so với 348 USD/tấn tại Bờ Vịnh Mỹ, theo Reuters.

Giá hợp đồng đậu nành giao sau trên sàn Chicago giao dịch ở mức cao 8,99 USD/giạ vào thứ Ba (10/12) sua khi chính phủ Mỹ công bố ước tính sản lượng ngũ cốc, với dự báo vụ mùa tại Brazil tăng. 

Theo Financial Times, giá đậu nành chỉ gần mức 1 USD trước khi thuế quan của Trung Quốc có hiệu lực vào giữa 2018.

Ngoài ra, đồng real Brazil đã giảm khoảng 7% so với USD trong năm nay đã làm tăng giá trị đậu nành của người nông dân. 

"Đồng USD mạnh thực sự mang tới tín hiệu cho các nhà sản xuất khác trên khắp thế giới thúc đẩy sản lượng nếu có thể, vì nó giúp giá cao hơn, và đồng bản xanh mạnh dường như có tác dụng tiêu cực đối vời những nhà sản xuất Mỹ", ông Sutter nhận định. 

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm từ Brazil và Argentina, nhằm phản ứng với sự suy yếu của các đồng tiền của hai quốc gia Nam Mỹ, với ông nói điều đó không tốt cho nông dân Mỹ. 

Argentina là nhà sản xuất đậu nành lớn thứ ba trên thế giới. 

Nông dân Mỹ đã trồng 34,2 triệu ha diện tích đậu nành vào mùa xuân trước, giảm 5% so với năm 2018. Sau khi mưa không ngớt và bùn khiến thiết bị gieo trồng không thể hoạt động, họ chỉ trồng 31 ha đậu nành, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

"Thị trường đã gửi đi tín hiệu cho nông dân Mỹ: trồng ít đậu nành. Và họ đã làm như vậy. Sau đó Mẹ Thiên nhiên đến và nói rằng trồng mọi thứ ít đi", ông Pedro Dejneka, đối tác của MD Commodities - một công ty tư vấn kinh doanh nông nghiệp, bình luận. 

Đậu nành được chế biến thành thức ăn chăn nuôi và dầu thực vật. Mỹ và Brazil thay phiên nhau xuất khẩu trong mỗi nửa đầu và nửa cuối của một năm, phản ánh mùa gieo trồng khác biệt tại bán cầu Bắc và bán cầu Nam. 

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.