Trung Quốc tiến hành mua thêm đậu nành Mỹ bất chấp ùn tắc tại cảng
Reuters trích dẫn hai nguồn thạo tin cho biết hai nhà sản xuất thương mại Trung Quốc đã mua tới 7 lô đậu nành Mỹ trong tuần này để giao vào tháng tháng 12 và tháng 1/2020 nhờ giá cạnh tranh so với giá đậu nành tại Nam Mỹ và lợi nhuận nghiền tốt ở Trung Quốc.
"Ít nhất hai lô hàng và tới 5 lô hàng được bán để giao vào tháng 12 và tháng 1/2020 vào thứ Ba (12/11)", một trong nguồn tin cho biết.
Các giao dịch thu mua mới diễn ra thời điểm băn khoăn về khoản thanh toán cho thuế bổ sung đối với các lô hàng của Mỹ được đặt hàng khi hệ thống hạn ngạch miễn thuế vẫn còn.
Tuần trước, nhà máy nghiền thuộc sở hữu nhà nước Jiusan Group, đã đồng ý trả khoảng 60 triệu nhân dân tệ (tương đương 8,58 triệu USD) tiền thuế để kí gửi một lô đậu nành Mỹ sau khi phải đối mặt với việc trì hoãn dỡ hàng vì tranh chấp về thanh toán thuế quan với chính quyền địa phương.
Gần như toàn bộ lô đậu nành làm nghẽn các cảng đều được dành cho dự trữ quốc gia, và đã được công ty Sinograin và COFCO mua khi diễn ra thỏa thuận đình chiến của cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, theo Reuters.
Một số tàu chở hàng Mỹ đã được neo đậu bên ngoài cảng Trung Quốc trong gần một tháng, dữ liệu của Refinitiv cho hay.
Sinograin và COFCO đã không trả lời fax yêu cầu bình luận từ Reuters.
"Kho dự trữ quốc gia có hạn. Những lô đậu nành chỉ có thể đi vào một số nhà kho nhất định, thường là những kho chứa gần nhà máy nghiền thuộc Sinograin", một nguồn thạo tin chia sẻ.
Cũng theo nguồn tin này, những lô đậu nành cũ sẽ bị đưa ra để nghiền nát khi những lô đậu nành mới được đưa vào kho dự trữ.
"Đậu được đặt trước để dự trữ thường không thể được gửi để nghiền nát tạm thời", nguồn tin cho biết.
Trung Quốc đã mua khoảng 14 triệu tấn đậu nành của Mỹ từ tháng 12/2018 như một phần của thỏa thuận đình chiến giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, với ít nhất là 7 triệu tấn được đưa vào kho dự trữ.
Mặc dù người dự trữ gặp khó khăn trong việc tìm kho chứa, một số nhà máy nghiền thương mại của Trung Quốc đã tạm ngừng hoạt động do thiếu đậu, theo Xie Huilan, chuyên gia phân tích của Cofeed, một công ty nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp.