Bộ máy quản lí nhà nước đối với đô thị là gì?
Hình minh họa
Bộ máy quản lí Nhà nước đối với đô thị
Bộ máy quản lí Nhà nước đối với đô thị là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là một hệ thống cơ quan chức năng thống nhất (với đầy đủ qui định pháp lí về mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn có cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lí cùng đội ngũ công chức và tài chính, cơ sở trang thiết bị vật chất kĩ thuật tương ứng) để thực hiện các chức năng hành pháp trên tất cả các mặt, các lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa - xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; Khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, môi trường; Tài chính, ngân sách, tài sản, công sản, kế toán, kiểm toán, thống kê, thị trường chứng khoán; Công vụ, chế độ công chức; tổ chức bộ máy, nhân sự; Qui hoạch đô thị, cung cấp các dịch vụ công cho cư dân đô thị... Nhằm phát triển đô thị bền vững, phát huy vai trò vị trí, chức năng đặc thù của đô thị trong đời sống xã hội hiện đại. (Theo Giáo trình Quản lí đô thị, NXB Thống kê)
Cơ sỏ để xác định cấp quản lí đô thị
- Theo phân loại đô thị (đô thị loại đặc biệt và loại I trực thuộc TW, đô thị loại II và loại III là thành phố thuộc tỉnh, đô thị loại III, loại IV có thế là thị xã thuộc quản lí của tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc TW; đô thị loại IV, loại V là thị trấn thuộc huyện).
- Theo nhu cầu tổ chức quản lí hành chính Nhà nước theo lãnh thổ.
- Việc qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và qui hoạch chung xây dụng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nguyên tắc chung tổ chức bộ máy quản lí Nhà nước về đô thị
Phân nhóm tổ chức theo chức năng
- Chức năng của tổ chức: sản xuất, xây dựng, Thương mại, Giao thông, phục vụ đời sống và sản xuất,
- Sản phẩm hoặc dịch vụ mà tổ chức cung cấp: Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, Dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng...
- Khách hàng hay đối tượng mà tổ chức, cơ quan phục vụ (tỉnh, huyện, xã,.,) và phân nhóm theo khu vực địa lí.
- Quá trình xử lí: qui hoạch tổng thể, qui hoạch chi tiết, thực thi nhiệm vụ (ví dụ các giai đoạn khác nhau của khu vực thu gom, xử lí rác thải...).
- Theo phạm vi thị trưòng cung cấp: nội thành, nội thị, ngoại thành.
Phân cấp theo chức năng kết hợp với phân cấp quản lí
Phân cấp quản lí ở đây có thể theo 2 hướng: hướng nằm ngang tức là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc cùng một cấp cũng như cách thức tiến hành công việc, phân cấp quản lí theo hướng nằm dọc là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau. Mức độ phức tạp của một tó chức quyết định mức độ phức tạp của cơ cấu cấp bậc nằm ngang và nằm dọc.
Phân chia hoạt động theo cấp còn là sự phân chia theo phạm vi không gian, tức là sự phân chia khu vực của các đơn vị cấu thành tổ chức - đó là sự phân chia theo đơn vị hành chính hay vùng lãnh thổ.
Thống nhất chỉ thị và tính hệ thống thứ bậc
Thông thường, cấp dưới chỉ có trách nhiệm báo cáo với một cấp (một người) mà mình chịu sự lãnh đạo trực tiếp để không gặp mâu thuẫn khi phải thi hành hai chỉ thị trái ngược nhau.
Tuy nhiên có những trường hợp công việc và tổ chức phức tạp, quan trọng thì có thể do hai cơ quan hoặc nhiều cơ quan cấp trên chỉ thị (liên ngành, liên bộ), nhưng vẫn phải đảm bảo thống nhất chỉ thị và phân định rõ phạm vi, nội dung tham quyền cấp trên, không đế trùng lặp, mâu thuẫn thẩm quyền. (Theo Giáo trình Quản lí đô thị, NXB Thống kê)