|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bộ Công Thương (Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Vietnam) là gì?

15:00 | 18/12/2019
Chia sẻ
Bộ Công Thương (Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Vietnam) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp và thương mại.
231340888752155

Hình minh họa (Nguồn: lucquan.vn)

Bộ Công Thương

Khái niệm

Bộ Công Thương trong tiếng Anh gọi là: Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Vietnam.

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: 

Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; 

Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lí thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; 

Cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ.

Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Kế hoạch.

2. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp.

3. Vụ Khoa học và Công nghệ.

4. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.

5. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.

6. Vụ Chính sách thương mại đa biên.

7. Vụ Thị trường trong nước.

8. Vụ Dầu khí và Than.

9. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.

10. Vụ Tổ chức cán bộ.

11. Vụ Pháp chế.

12. Thanh tra Bộ.

13. Văn phòng Bộ.

14. Tổng cục Quản lí thị trường.

15. Cục Công tác phía Nam.

16. Cục Điều tiết điện lực.

17. Cục Công nghiệp.

18. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.

19. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

20. Cục Phòng vệ thương mại.

21. Cục Xúc tiến thương mại.

22. Cục Công Thương địa phương.

23. Cục Xuất nhập khẩu.

24. Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

25. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.

26. Cục Hóa chất.

27. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.

28. Báo Công Thương,

29. Tạp chí Công Thương.

30. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

Các tổ chức qui định từ khoản 1 đến khoản 26 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước; các tổ chức qui định từ khoản 27 đến khoản 30 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lí nhà nước của bộ.

(Tai liệu tham khảo: Nghị định số 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương)

Tuyết Nhi