ATIGA: Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng rau quả
Qui tắc chung
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) là Hiệp định có qui tắc xuất xứ đơn giản nhất trong số các FTA mà Việt Nam đã tham gia.
Theo Thông tư 22/2016/TT-BCT hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc
Trường hợp 2: Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ nhưng đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về qui tắc xuất xứ trong Hiệp định. Có ba loại qui tắc xuất xứ gồm:
Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc
Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi HS 4 số, hoặc
Hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định.
Các qui tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp. Đa số các sản phẩm có qui tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất.
Qui tắc cụ thể mặt hàng
Qui tắc xuất xứ riêng áp dụng cho từng nhóm mặt hàng thuộc chương 7,8,20 – Rau quả nằm trong Phụ lục 3 của ATIGA, được mô tả như sau:
Chi tiết Qui tắc cụ thể mặt hàng áp dụng với mặt hàng rau quả trong ATIGA
Các vấn đề khác
Qui tắc Tỉ lệ tối thiểu (De Minimis)
Hàng hóa thuộc mặt hàng rau quả không đáp ứng được tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS vẫn được coi là có xuất xứ nếu trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.
Qui tắc cộng gộp
Hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên ASEAN, được sử dụng làm nguyên vật liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi việc sản xuất hoặc chế biến hàng hóa đó diễn ra.
Trong số các FTA Việt Nam từng tham gia, ATIGA là Hiệp định duy nhất có quy định về cộng gộp từng phần.
Theo đó, nếu nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể quy định cho nguyên liệu đó thì sẽ áp dụng cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu; nếu nguyên liệu chỉ đáp ứng ngưỡng RVC từ 20% - 39% thì được cộng gộp đúng số phần trăm thực tế trong khoảng từ 20% - 39% đó vào công đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho thành phẩm.